https://yhqs.vn/tcyhqs/issue/feed Tạp chí Y học Quân sự 2024-10-16T17:12:17+07:00 Tòa soạn tạp chí Y học Quân Sự tapchiyhqs@gmail.com Open Journal Systems <p>Tạp chí Y học Quân Sự là tạp chí xuất bản định kỳ (02 tháng/kỳ) đăng tải những công trình nghiên cứu và trao đổi trong lĩnh vực y hoc. </p> <p><strong>Tôn chỉ và mục đích</strong></p> <p>- Biên tập, xuất bản và phát hành tạp chí tới các đầu mối quân y toàn quân; phổ biến tuyên truyền trong cán bộ, nhân viên quân y những nội dung về chính trị, xã hội, quân sự, y tế và khoa học kỹ thuật liên quan đến công tác quân y nhằm nâng cao nhận thức và chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bộ đội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác ngành.</p> <p>- Phổ biến và trao đổi những thông tin về chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ; công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác thường xuyên và đột xuất của ngành Quân y và Viện Y học dự phòng Quân đội.</p> <p>- Phổ biến, trao đổi những kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ trên 5 mặt công tác quân y, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, kiến thức về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là y học quân sự trong và ngoài nước; thông tin các hoạt động khoa học kỹ thuật trong ngành Quân y, ngành Y tế và y học quân sự của các nước trên thế giới.</p> <p>- Tham gia góp phần bổ túc, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên quân y.</p> <p>Cơ quan chủ quản: VIỆN Y HỌC DỰ PHÒNG QUÂN ĐỘI, CỤC QUÂN Y.</p> <p>Giấy phép hoạt động báo chí số: 205/CBC-KTBC&amp;HDNV cấp ngày 23/6/2021</p> <p>Giấy phép hoạt động trang thông tin điện tử số: 197/GP-TTĐT do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/10/2019.</p> <ul> <li><a title="Số hiện tại" href="https://yhqs.vn/tcyhqs/issue/view/21"><strong>Số hiện tại</strong></a></li> <li><a title="Các số đã phát hành" href="https://yhqs.vn/tcyhqs/issue/archive"><strong>Các số đã phát hành</strong></a></li> </ul> https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/500 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG CÁC NHÓM VI KHUẨN GÂY ĐỘC THỰC PHẨM CỦA CHỦNG LỢI KHUẨN E. FAECIUM F26BA VÀ E. FAECIUM F54BA 2024-09-30T08:08:06+07:00 Bùi Thị Lan Anh lananhrus@gmail.com Nguyễn Thị Ngọc Sương lananhrus@gmail.com Lê Thị Lan Anh lananhrus@gmail.com Đào Nguyên Mạnh lananhrus@gmail.com Hoàng Đức Hậu lananhrus@gmail.com Võ Viết Cường lananhrus@gmail.com Nguyễn Đắc Hiệu lananhrus@gmail.com Đỗ Danh Thắng lananhrus@gmail.com <p><strong>Mục tiêu: </strong><em>Đánh giá khả năng kháng vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm của hai chủng lợi khuẩn E. faecium F26BA và E. faecium F54BA (thành phần trong chế phẩm probiotic EntVN 500 mg).</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong><em> Nghiên cứu sử dụng hai chủng lợi khuẩn E. faecium F26BA và E. faecium F54BA là thành phần của chế phẩm probiotic EntVN 500 mg và các nhóm vi khuẩn gây độc thực phẩm </em><em>phân lập tại Việt Nam (gồm 10 chủng E. coli sinh độc tố Shiga; 20 chủng Salmonella spp.; 10 chủng Shigella spp.; 2 chủng Staphylococcus aureus có độc tố). Phương pháp khuếch tán giếng thạch theo Ridwan được áp dụng để đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của hai chủng lợi khuẩn.</em></p> <p><strong>Kết quả: </strong><em>Hai</em><em> chủng lợi khuẩn F26BA và F54BA đều có tính kháng khuẩn mạnh với các nhóm vi khuẩn gây độc thực phẩm. Đường kính vùng ức chế của F26BA và F54BA với 10 chủng E. coli sinh độc tố Shiga; 20 chủng Salmollela spp.; 10 chủng Shigella spp.; 2 chủng Staphylococcus aureus có độc tố trong cả 3 lần thực nghiệm trên giếng thạch đều lớn hơn 10 mm.</em></p> 2024-10-07T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/494 KHẢO SÁT QUY TRÌNH TÁCH CHIẾT PEPTIDE CÓ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA TỪ ĐẬU NÀNH VÀ BÃ ĐẬU NÀNH 2024-09-30T07:44:52+07:00 Ngô Minh Ngọc letridung2009@gmail.com Quản Lê Hà letridung2009@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong><em> K</em><em>hảo sát quy trình tách chiết các peptide có hoạt tính sinh học từ đậu nành và bã đậu nành, hướng tới xây dựng quy trình chuẩn hóa trong sản xuất thực phẩm phục vụ sức khỏe.</em></p> <p><strong>Vật liệu, phương pháp: </strong><em>Mẫu nguyên liệu gồm hạt đậu nành (đạt tiêu chuẩn TCVN 4849:1989)</em><em> và </em><em>bã đậu nành </em><em>(</em><em>sau bước ép lấy sữa đậu nành</em><em>)</em><em> từ Công ty Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy</em><em>. T</em><em>ác nhân xúc tác gồm các enzym Protease </em><em>(</em><em>Neutrase</em><em> và</em><em> Flavourzyme</em><em>);</em><em> các chủng nấm mốc Aspergillus oryzae </em><em>(</em><em>A1 và A2</em><em>)</em><em>. Nghiên cứu thực nghiệm bằng phương pháp công nghệ và phương pháp phân tích, có so sánh với mẫu đối chứng.</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong><em> Q</em><em>uy trình tách chiết bước đầu lựa chọn gồm tác nhân thủy phân là enzym Neutrase và chủng nấm mốc A1; chế độ thủy phân 1 giờ, khuấy chậm 1 phút, ở nhiệt độ xử lí mẫu sau thủy phân thấp hơn 121<sup>o</sup>C và thời gian ít hơn 20 phút. Quy trình này thu nhận các peptide có kích thước dưới 3 kDa, có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn các phân đoạn peptid kích thước lớn hơn.</em></p> 2024-10-07T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/479 ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC - SAU GHÉP VÀ CHẾ ĐỘ ĂN TUẦN ĐẦU SAU PHẪU THUẬT Ở 10 NGƯỜI BỆNH GHÉP THẬN, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175 2024-08-20T18:00:20+07:00 Bùi Thị Duyên duyencoi.1989@gmail.com Đặng Quỳnh Nghi duyencoi.1989@gmail.com Đỗ Thị Hằng duyencoi.1989@gmail.com <p><strong>Mục tiêu: </strong><em>Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước - sau ghép </em><em>thận </em><em>và chế độ ăn sớm </em><em>(</em><em>tuần đầu</em><em>)</em><em> sau </em><em>phẫu thuật ở người bệnh </em><em>ghép</em><em> thận</em><em>.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp</strong>: <em>Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu, theo dõi cắt ngang nhiều thời điểm trên 10 người bệnh</em> <em>ghép thận</em><em> (chọn mẫu toàn bộ</em><em>)</em><em>, tại Bệnh viện Quân y 175, từ tháng 8/2023 đến tháng 02/2024). </em><em>P</em><em>hân tích thành phần cơ thể người bện</em><em>h qua </em><em>chiều cao, cân nặng, BMI </em><em>thời điểm</em><em> trước và sau ghép </em><em>thận </em><em>3 tháng; phân tích khẩu phần </em><em>ăn </em><em>24 giờ trong t</em><em>uần đầu sau ghép thận</em><em>.</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong> <em>Trước ghép thận, tỉ lệ người bệnh suy dinh dưỡng, thừa cân và có khối tế bào cơ thấp lần lượt là 10%, 10% và 30%. Sau ghép thận 3 tháng, tỉ lệ người bệnh có BMI bình thường và có tỉ lệ mỡ cơ thể cao lần lượt là 100% và 30%. Khẩu phần ăn sớm sau ghép thận cho thấy có 50% người bệnh đạt đủ nhu cầu về năng lượng; lượng đạm trung bình chưa đạt mức đạm tối ưu, nhưng 70% người bệnh đạt đủ khoảng nhu cầu đạm.</em></p> 2024-10-07T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/478 TRƯỜNG HỢP CAN THIỆP DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH SỐC NHIỄM KHUẨN NẶNG, ĐƯỜNG VÀO TỪ VIÊM PHÚC MẠC DO THỦNG TẠNG RỖNG, TAI BIẾN SAU PHẪU THUẬT HÚT MỠ BỤNG 2024-08-20T17:57:54+07:00 Bùi Thị Duyên duyencoi.1989@gmail.com Mai Thị Hồng Lan duyencoi.1989@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> <em>Giới thiệu trường hợp lâm sàng can thiệp dinh dưỡng điều trị hiệu quả bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn nặng, đường vào từ viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng, tai biến sau phẫu thuật hút mỡ bụng.</em></p> <p><strong>Đối tượng: </strong><em>Bệnh nhân nữ, 36 tuổi, chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn nặng, đường vào từ viêm phúc mạc toàn thể do thủng hồi tràng, đã phẫu thuật cắt đoạn hồi tràng, làm hậu môn nhân tạo, tổn thương đa cơ quan, viêm phổi tiến triển (ARDS) mức độ nặng, tràn khí-máu khoang màng phổi trái đã dẫn lưu, ngưng hô hấp tuần hoàn có hồi phục, sau phẫu thuật hút mỡ bụng, tái tạo thành bụng ngày thứ 3.</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong> <em>Bệnh nhân nhập viện với bệnh cảnh sốc nhiễm khuẩn diễn biến nặng, đe dọa tính mạng; xét nghiệm albumin: 16,4 g/l, ure: 9,2 mmol/l, creatinin: 112,5 µmol/l, Kali: 2,99 mmol/l, pH máu: 7,277, lactat: 9 mmol/l, bạch cầu: 0,9 K/µl, hồng cầu: 3,59 M/µl, Hb 10,5 g/dl. Trong 48 giờ đầu, huyết động chưa ổn định, cho bệnh nhân nhịn ăn hoàn toàn. Khi huyết động cải thiện, thực hiện nuôi dưỡng sớm đường tiêu hóa kết hợp tĩnh mạch theo nguyên tắc tăng dần năng lượng, đáp ứng phù hợp diễn biến bệnh. Ngày thứ 5, thực hiện nuôi dưỡng chủ yếu qua đường tĩnh mạch bằng sữa đạm bán thủy phân, năng lượng chuẩn 1 Kcal/ml, nhỏ giọt qua sonde bằng máy Epump tốc độ chậm 20 ml/giờ. Ngày thứ 7, thực hiện nuôi dưỡng đường tiêu hóa kết hợp tĩnh mạch, đạt 1.500 Kcal/ngày. Sau đó, tăng dần lượng dinh dưỡng đường tiêu hóa và giảm dinh dưỡng tĩnh mạch. Đến ngày 35, thực hiện nuôi dưỡng đường tiêu hóa hoàn toàn, năng lượng đạt 1.500 Kcal/ngày, đạm 1,2-1,5 g/kg/ngày. Ngày thứ 119, bệnh nhân tự ăn đồ mềm, ra viện với lâm sàng ổn định.</em></p> 2024-10-08T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/495 MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN 220 BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2, ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 87 2024-10-05T09:42:32+07:00 Nguyễn Đình Thắng dr.thang.pttmnhatrang@gmail.com Huyền Phạm Thị dr.thang.pttmnhatrang@gmail.com Loan Nguyễn Thị Kim dr.thang.pttmnhatrang@gmail.com Thủy Lê Thị dr.thang.pttmnhatrang@gmail.com <p><strong>Mục tiêu: </strong><em>Đánh giá mức độ tuân thủ dinh dưỡng và phân tích một số yếu tố liên quan ở các bệnh nhân đái tháo đường típ 2.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong><em>Nghiên cứu tiến cứu mô tả, cắt ngang 220 bệnh nhân đái tháo đường típ 2, khám và điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Quân y 87 từ tháng 5-7/2024. Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân bằng bộ câu hỏi in sẵn. Đánh giá mức độ tuân thủ dinh dưỡng của bệnh nhân theo số điểm tính qua phiếu phỏng vấn.</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong> <em>Bệnh nhân nghiên cứu có 65,9% trên 60 tuổi; 66,8% là nam giới; 79,1% tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; 97,3% sống cùng người thân; 71,4% có thời gian điều trị ≥ 5 năm; 94,1% chưa có biến chứng; 97,3% hài lòng với công tác tư vấn của nhân viên y tế. Trên 70% bệnh nhân thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm được khuyến cáo. Trên 95% bệnh nhân thỉnh thoảng hoặc hiếm khi/không bao giờ ăn bánh mì trắng, rau quả đóng hộp, các món xào/quay, các loại bánh ngọt/kẹo/nước quả có đường, các món nội tạng, khoai tây rán. 91,36% bệnh nhân tuân thủ tốt chế độ dinh dưỡng. Không phát hiện mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học, công tác tư vấn dinh dưỡng, công tác điều trị đối với tỉ lệ tuân thủ dinh dưỡng của bệnh nhân (p &gt; 0,05).</em></p> 2024-10-08T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/473 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG BỆNH LÍ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 105 2024-08-02T15:15:37+07:00 Ninh Chu Thị Hồng Haninh1984@gmail.com Khoa Phí Văn drminh103@yahoo.com Phạm Đức Minh drminh103@yahoo.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> <em>Đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh về chế độ dinh dưỡng bệnh lí và phân tích mối liên quan giữa mức độ hài lòng với một số yếu tố trong quá trình điều trị.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> <em>Nghiên cứu mô tả cắt ngang 463 người bệnh điều trị nội trú ít nhất 3 ngày, tại Bệnh viện Quân y 105, từ tháng 3-12/2022. Sử dụng bộ công cụ đánh giá sự hài lòng của người bệnh về chăm sóc dinh dưỡng đã áp dụng nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh theo thang đo Likert.</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong> <em>Tỉ lệ người bệnh sử dụng suất ăn bệnh lí trong bệnh viện cao (76,9%). Chế độ ăn bệnh lí chính được sử dụng là cơm (78,4%). Đa số bệnh nhân hài lòng về việc sử dụng suất ăn bệnh lí (97,8%) và mong muốn tiếp tục ăn chế độ bệnh lí (93,3%). Tuy nhiên, bệnh viện cần cải thiện về độ ấm nóng suất ăn, số món ăn và thực đơn suất ăn. Phân tích logistic đa biến xác định yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục sử dụng suất ăn bệnh lí của người bệnh là sự hài lòng về cách chế biến suất ăn (OR = 11,85; p &lt; 0,01).</em></p> <p><strong>Kết luận:</strong> <em>Chất lượng và cách chế biến suất ăn bệnh lí là yếu tố quyết định đến việc bệnh nhân quyết định sử dụng suất ăn bệnh lí của BN tại bệnh viện. Khoa Dinh dưỡng cần đặc biệt chú ý đến ý kiến phản hồi bệnh nhân để thay đổi thực đơn, nâng cao chất lượng suất ăn bệnh lí phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế.</em></p> 2024-10-08T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/470 GIẢM ALBUMIN MÁU VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI TÌNH TRẠNG DỊCH NGOẠI BÀO Ở 84 BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÁU CHU KÌ 2024-07-02T09:03:19+07:00 Phạm Đức Minh drminh103@yahoo.com Lê Việt Thắng drminh103@yahoo.com Lê Đức Toàn drminh103@yahoo.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> <em>Đánh giá</em><em> mức độ giảm albumin máu và</em><em> mối liên quan với tình trạng dịch ngoại bào ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối lọc máu chu kì.</em></p> <p><strong>Đối tượng và </strong><strong>phương pháp</strong><strong>:</strong> <em>Nghiên cứu mô tả</em> <em>84 bệnh nhân bệnh </em><em>thận mạn tính giai đoạn cuối lọc máu chu kì, điều trị tại Bệnh viện Quân y 103, năm 2023. Đánh giá tình trạng dịch ngoại bào bằng thiết bị đo trở kháng tế bào.</em></p> <p><strong>Kết quả: </strong><em>Phần lớn bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối lọc máu chu kì do nguyên nhân viêm cầu thận mạn (60,7%). Nồng độ albumin huyết thanh trung bình của bệnh nhân là 39,18 ± 4,31 (g/L). Tỉ lệ bệnh nhân suy mòn protein năng lượng (đánh giá dựa trên mức giảm chỉ số albumin huyết thanh dưới 38 g/L) là 35,7%. Tỉ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng trường diễn (đánh giá theo BMI) là 11,9%. Tỉ lệ dịch ngoại bào trung bình của bệnh nhân là 0,38 ± 0,02 với tình trạng thừa dịch của bệnh nhân là 27,4%. Mô hình hồi quy đa biến logistic cho thấy tỉ suất chênh tình trạng thừa dịch tăng theo tuổi bệnh nhân (OR = 1,05) và giảm khi nồng độ albumin huyết thanh tăng (OR = 0,83).</em></p> <p><strong>Kết luận:</strong> <em>Bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối lọc máu chu kì có tình trạng suy mòn cao theo mức độ giảm của chỉ số albumin huyết thanh. Cải thiện nồng độ albumin huyết thanh có thể bảo vệ bệnh nhân khỏi tình trạng thừa dịch.</em></p> 2024-10-08T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/499 CƠ CẤU NĂNG LƯỢNG KHẨU PHẦN ĂN CHUNG VÀ THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG Ở 50 BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 87 2024-10-02T08:17:03+07:00 Phạm Thị Huyền phamhuyen31031998@gmail.com Dương Văn Tuấn phamhuyen31031998@gmail.com Vũ Bảo Ngọc phamhuyen31031998@gmail.com Đặng Thị Phương phamhuyen31031998@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> <em>Phân tích cơ cấu năng lượng của khẩu phần ăn chung; đánh giá thực trạng, nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân quân, điều trị tại Bệnh viện Quân y 87 trước và sau phẫu thuật.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> <em>Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang có phân tích trên 50 bệnh nhân quân có chỉ định phẫu thuật, điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 87, từ tháng 5-6/2024.</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong> <em>Tổng năng lượng trong khẩu phần ăn cung cấp cấp trung bình 1 ngày là 3.106 ± 171 Kcal, tỉ lệ các chất sinh năng lượng P:L:G = 17:18:64 (%). Tình trạng dinh dưỡng theo BMI: thời điểm T1: 56,0% bệnh nhân cân nặng bình thường, 42,0% bệnh nhân thừa cân; thời điểm T2: 62,0% bệnh nhân cân nặng bình thường, 38,0% bệnh nhân thừa cân. Sau phẫu thuật 5 ngày có 28,0% có chỉ số BMI giảm. Tình trạng dinh dưỡng theo SGA: thời điểm T1: 86,0% bệnh nhân thuộc nhóm SGA A, 14,0% bệnh nhân thuộc nhóm SGA B; thời điểm T2: 76,0% bệnh nhân thuộc nhóm SGA A, 24,0% bệnh nhân thuộc nhóm SGA B.</em></p> 2024-10-08T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/498 THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG 103 NGƯỜI BỆNH SAU GHÉP THẬN, TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108, NĂM 2023-2024 2024-08-20T17:24:30+07:00 Nguyễn Thị Vân Anh vananh121195@gmail.com Nguyễn Thị Huyền vananh121195@gmail.com Đào Thị Hảo vananh121195@gmail.com Nguyễn Đình Phú vananh121195@gmail.com Đặng Biên Cương vananh121195@gmail.com <p><strong>Mục tiêu: </strong><em>Mô tả thực trạng nuôi dưỡng người bệnh sau ghép thận.</em></p> <p><strong>Đối tượng, phương pháp: </strong><em>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 103 người bệnh ghép thận, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 6/2023-3/2024 bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.</em></p> <p><strong>Kết quả: </strong><em>Người bệnh sau ghép thận </em><em>được</em><em> nuôi dưỡng đường tĩnh mạch hoàn toàn trong 11,34 ± 2,45 giờ đầu; bắt đầu nuôi dưỡng đường tiêu hóa trong 17,34 ± 2,45 giờ đầu; nuôi tĩnh mạch bổ sung</em><em> kéo dài</em> <em>đến hết 4 ngày sau ghép </em><em>trước khi chuyển sang nuôi dưỡng đường tiêu hóa hoàn toàn</em><em>. Trong</em><em> 7 ngày đầu sau ghép thận</em><em>, năng lượng từ nuôi dưỡng tĩnh mạch giảm dần và từ nuôi dưỡng đường tiêu hóa tăng dần. Ngày đầu sau ghép,</em> <em>năng lượng nuôi dưỡng cung cấp cho người bệnh</em> <em>khoảng 767 kcal/ngày (tương đương 13 kcal/kg/ngày), đáp ứng</em><em> 76,7</em><em>%</em><em> nhu cầu khuyến nghị</em><em> về năng lượng</em><em> với lượng protein trung bình 1,03</em> <em>g/kg/ngày. </em><em>N</em><em>gày thứ 7 sau ghép thận, năng lượng trung bình </em><em>cung cấp cho người bệnh</em><em> đạt 29</em><em>,</em><em>89 ± 4,77 kcal/kg IBW/ngày</em><em> (</em><em>tương đương khuyến nghị của Hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng và chuyển hóa châu Âu), lượng protein trung bình của khẩu phần đạt 1,7 ± 0,36 g/kg IBW/ngày</em><em> (</em><em>cao hơn mức khuyến nghị</em><em> này).</em></p> 2024-10-08T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/467 ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ DINH DƯỠNG Ở 349 BỆNH NHÂN COVID-19 MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG, ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN TRUYỀN NHIỄM 5G 2024-08-20T08:46:26+07:00 Đông Nguyễn Duy dnduydong157@gmail.com Khánh Nguyễn Ngọc dr.khanh.v103@gmail.com <p><strong>Mục tiêu</strong><strong>: </strong><em>Đ</em><em>ánh giá nguy cơ dinh dưỡng và mối liên với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mức độ bệnh trên </em><em>bệnh nhân</em><em> COVID-19 mức độ vừa và nặng</em><em>.</em></p> <p><strong>Đối tượng và p</strong><strong>hương pháp:</strong> <em>N</em><em>ghiên cứu </em><em>mô tả, </em><em>tiến cứu</em><em>, theo dõi dọc</em> <em>349 bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ vừa và nặng, điều trị </em><em>tại Bệnh viện Dã chiến Truyền nhiễm 5G, </em><em>từ ngày 06/9/2021 đến ngày 30/10/2021</em><em>.</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong> <em>Trong 349 bệnh nhân COVID-19 nghiên cứu, có </em><em>18,6%</em><em> bệnh ở</em> <em>mức độ </em><em>vừa và 81,4%</em><em> bệnh ở mức độ </em><em>nặng</em><em>; 42,7% bệnh nhân</em> <em>là </em><em>nam </em><em>giới và 57,3</em><em>% </em><em>bệnh nhân</em> <em>là </em><em>nữ </em><em>giới; </em><em>57,</em><em>1</em><em>%</em><em> bệnh nhân</em><em> có nguy cơ dinh dưỡng</em><em> (gồm </em><em>26,4% </em><em>có điểm sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng </em><em>2002 sửa đổi </em><em>từ 3 đến dưới 5 </em><em>điểm và 30,7% </em><em>có điểm sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng </em><em>2002 sửa đổi </em><em>từ </em><em>5 điểm</em><em> trở lên</em><em>). </em><em>Bệnh nhân COVID-19 mức độ nặng có điểm sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng </em><em>2002 sửa đổi</em> <em>cao hơn so với bệnh nhân COVID-19 mức độ vừa (p &lt; 0,001); tương quan thuận với dấu hiệu liên quan đến viêm và tương quan nghịch với một số dấu hiệu dinh dưỡng (albumin huyết thanh, lympho máu). Bệnh nhân COVID-19 mức độ nặng có điểm sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng </em><em>2002 sửa đổi</em> <em>cao hơn thì có nguy cơ tử vong cao hơn.</em></p> 2024-10-08T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/487 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP TẠI CÁC BẾP ĂN DÃ NGOẠI PHỤC VỤ SỰ KIỆN K. 2024-08-05T09:01:06+07:00 Bách Diệp Lê Thị bachdieplt@yahoo.com Nguyễn Thị Hoài pttp.yhdpqd@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> <em>Đánh giá thực trạng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và hiệu quả can thiệp tại các bếp ăn dã ngoại phục vụ sự kiện K., năm 2024.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong><em>Nghiên cứu mô tả cắt ngang có can thiệp về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của 20 bếp ăn dã ngoại phục vụ sự kiện K., năm 2024. Đánh giá 40 tiêu chí thuộc 04 nhóm điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể thông qua xem xét hồ sơ và quan sát về các điều kiện của bếp ăn, quan sát kỹ năng thực hành của nhân viên bếp. Các hoạt động can thiệp gồm: tuyên truyền, nhắc nhở trực tiếp; tăng số lượt kiểm tra, giám sát; hướng dẫn khắc phục.</em></p> <p><strong>Kết quả: </strong><em>Trước can thiệp, có 5% bếp ăn dã ngoại đạt các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, 25% bếp ăn dã ngoại ở mức độ cảnh báo về an toàn thực phẩm. Sau can thiệp, có 95% bếp ăn dã ngoại đạt các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, 5% bếp ăn dã ngoại ở mức độ cảnh báo về an toàn thực phẩm. Hiệu quả can thiệp thể hiện rõ rệt trên cả 4 nhóm tiêu chí đánh giá về an toàn thực phẩm: điều kiện nguyên liệu thực phẩm; điều kiện cơ sở vật chất; điều kiện trang thiết bị, dụng cụ và nhân lực.</em></p> 2024-10-08T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/513 THỰC TRẠNG NGUỒN NƯỚC VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DÙNG CHO MỤC ĐÍCH ĂN UỐNG, SINH HOẠT, TẠI 67 ĐƠN VỊ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN, NĂM 2024 2024-08-14T12:50:34+07:00 Hùng Phạm vanhung291285@gmail.com Cao Thị Minh Ngọc vanhung291285@gmail.com Hoàng Văn Trường vanhung291285@gmail.com Phạm Văn Sơn vanhung291285@gmail.com Trần Quốc Luật vanhung291285@gmail.com <p><strong>Mục tiêu: </strong><em>Mô tả thực trạng nguồn nước và chất lượng nước dùng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt tại các đơn vị Bộ đội Biên phòng, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong><em>Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đánh giá thực trạng nguồn nước; tình trạng ô nhiễm một số yếu tố lí, hóa học, vi sinh vật trong 148 mẫu nước, từ 77 nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 67 đơn vị Bộ đội Biên phòng, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, từ tháng 4 đến tháng 6/2024.</em></p> <p><strong>Kết quả: </strong><em>C</em><em>ó 43/67 đơn vị (64,2%) sử dụng nguồn nước khe suối để ăn uống, sinh hoạt; 8/67 đơn vị (</em><em>11,9%) có hệ thống lọc thô trước khi đưa vào sinh hoạt. 49/148 mẫu nước (33,1%) có các chỉ tiêu xét nghiệm đạt tiêu chuẩn nước sạch (theo QCVN 01-1:2018/BYT). Nguồn nước nghiên cứu chủ yếu bị ô nhiễm vi sinh vật (64,9% mẫu nhiễm coliforms và 36,5% nhiễm E. Coli). Tỉ lệ mẫu nước ô nhiễm các hợp chất chứa nitơ ở mức thấp (amoni: 0,7%; nitrit: 4,7%; pecmanganat: 5,4%). Không phát hiện tình trạng ô nhiễm kim loại nặng (chì, thủy ngân, asen, cadimi) trong nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại các đơn vị nghiên cứu.</em></p> 2024-10-08T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/502 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHI CÔNG QUÂN SỰ GIÁM ĐỊNH SỨC KHỎE TẠI VIỆN Y HỌC PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN 2024-10-05T09:39:56+07:00 Đức Long Bùi buiduclong33@gmail.com Nguyễn Hồng Phong buiduclong33@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> <em>Xác định tỉ lệ, đặc điểm của hội chứng chuyển hóa và các yếu tố liên quan ở phi công quân sự giám định sức khỏe tại Viện Y học Phòng không - Không quân, năm 2023.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> <em>Nghiên cứu </em><em>292 phi công, đang thực hiện nhiệm vụ bay thường xuyên trên các loại máy bay quân sự, giám định sức khỏe tại Viện Y học Phòng không - Không quân, từ tháng 01/2023 đến hết tháng 12/2023. Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn NCEP - ATP III (2005).</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong> <em>Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa trên các phi công là 3,8% (11 người); trong đó, 3,4% đối tượng mắc 3 tiêu chí, 0,4% đối tượng mắc 4 tiêu chí, không đối tượng nào mắc 5 tiêu chí. Hội chứng chuyển hóa phân bố đều ở các nhóm đối tượng phi công: phản lực trên siêu âm (4,6%), phản lực dưới siêu âm (2,7%) và trực thăng (7,7%). Hội chứng chuyển hóa ở nhóm tuổi nghề trên 30 năm chiếm tỉ lệ cao nhất (12,5%), tỉ lệ mắc thấp nhất ở nhóm tuổi nghề từ 21-30 năm (1,8%), ở nhóm tuổi nghề 11-20 năm là 3%, dưới 11 năm là 4,2%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p &lt; 0,05. Giá trị trung bình của BMI, huyết áp và triglyceride ở phi công có hội chứng chuyển hóa tăng cao hơn các phi công không có hội chứng chuyển hóa, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p &lt; 0,05.</em></p> <p><strong>Kết luận:</strong> <em>Có sự liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và tuổi nghề ở phi công quân sự. Có sự khác biệt về BMI, huyết áp và triglycerid giữa các phi công quân sự có và không có hội chứng chuyển hóa.</em></p> 2024-10-08T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/491 THAY ĐỔI CƠ CẤU BỆNH LÍ VÀ MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG TÂM LÍ NGHỀ NGHIỆP CỦA 250 CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG TÁC TRÊN MỘT SỐ ĐẢO XA BỜ 2024-08-20T17:08:38+07:00 Quang Lê Văn lequang217@gmail.com Quang Nguyễn Hồng anpha2004@yahoo.com Huấn Hoàng Văn huanvietnga@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> <em>Đánh giá sự thay đổi cơ cấu bệnh lí và mức độ thích ứng tâm lí nghề nghiệp của cán bộ, chiến sĩ công tác trên một số đảo xa bờ.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong><em>Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 250 cán bộ, chiến sĩ công tác trên một số đảo xa bờ, từ tháng 02/2018 đến tháng 01/2020; gồm nhóm 1 (140 người, công tác trên đảo từ 8-17 tháng) và nhóm 2 (110 người, công tác trên đảo ít nhất</em> <em>18 tháng). Phân loại cơ cấu bệnh lí theo </em><em>ICD-10. </em><em>Đánh giá </em><em>tình trạng căng thẳng cảm xúc bằng bảng câu hỏi Spielberger</em><em>. </em><em>Đánh giá khả năng thích ứng tâm lí nghề nghiệp bằng trắc nghiệm OSI-R.</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong> <em>Trên nhóm 1, sự thay đổi cơ cấu bệnh lí trước và sau khi ra đảo không có ý nghĩa thống kê (p &gt; 0,05). Trên nhóm 2, tỉ lệ mắc các bệnh hệ tuần hoàn trước khi ra đảo (7,3%) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với sau khi ra đảo (30,9%), khác biệt với p &lt; 0,05; các bệnh lí khác có sự thay đổi, nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p &gt; 0,05). Mức độ lo âu trước và sau khi ra đảo có sự thay đổi ở cả nhóm 1 (tỉ lệ lo âu mức độ vừa tăng từ 12,86% lên 25,00%, với p &lt; 0,01; tỉ lệ lo âu mức độ cao tăng từ 0% lên 3,57%) và nhóm 2 (tỉ lệ lo âu mức độ vừa tăng từ 14,55% lên 43,64%, với p &lt; 0,01; tỉ lệ lo âu mức độ cao tăng từ 0% lên 6,36%; xu hướng bệnh lí tăng từ 0% lên 2,73%). Về khả năng và kĩ năng thích ứng tâm lí nghề nghiệp: người có thời gian công tác trên đảo </em><em>từ</em><em> 8-17 tháng thì có sự suy giảm về khả năng và kĩ năng thích ứng tâm lí với các yếu tố nghề nghiệp và cá nhân, khác biệt với p &lt; 0,05; người có thời gian công tác trên đảo </em><em>≥</em><em> 18 tháng thì có khả năng và kĩ năng thích ứng tâm lí với các yếu tố nghề nghiệp và cá nhân không khác biệt so với trước khi ra đảo (p &gt; 0,05).</em></p> 2024-10-08T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/497 ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM TRẠNG THÁI CHỨC NĂNG CƠ THỂ THỦY THỦ GIAI ĐOẠN GIỮA CÁC CHUYẾN ĐI BIỂN 2024-10-05T09:19:21+07:00 Thị Hương Bùi bhuong83@yahoo.com Trần Thị Nhài bhuong83@yahoo.com Nguyễn Hồng Quang bhuong83@yahoo.com Nguyễn Mậu Thạch bhuong83@yahoo.com Lê Văn Quang bhuong83@yahoo.com Nguyễn Thị Thùy Linh bhuong83@yahoo.com <p><strong>Mục tiêu: </strong><em>Đánh giá đặc điểm trạng thái chức năng cơ thể các thủy thủ giai đoạn giữa các chuyến đi biển.</em></p> <p><strong>Đối tượng, phương pháp:</strong> <em>Đo các chỉ số sinh học và </em><em>khảo sát về sức khỏe, tâm trạng, cảm xúc, độ hoạt bát</em><em> ở 120 thủy thủ</em><em> đang hoạt động</em><em> tại các đơn vị giữa các chuyến đi biển. Đánh giá t</em><em>rạng thái chức năng cơ thể bằng phương pháp đo biến thiên nhịp tim, dự trữ chức năng hệ tim mạch, hô hấp và test phản xạ cảm giác vận động</em><em>,</em><em> tốc độ xử l</em><em>í</em><em> thông tin, khả năng tập trung chú ý, tư duy.</em></p> <p><strong>Kết quả: </strong><em>Đa số </em><em>thủy thủ</em><em> có trạng thái chức năng cơ thể tốt, dự trữ chức năng cao, thích ứng tốt với hoạt động nghề nghiệp quân sự hàng ngày tại căn cứ. Tuy nhiên, thủy thủ tự đánh giá không cao về trạng thái tâm sinh l</em><em>í</em><em> với nhiều vấn đề về sức khỏe. </em><em>Trong tổng số 282 lượt đánh giá chung về trạng thái chức năng cơ thể trên 120 </em><em>thủy thủ,</em><em> có 35,8% (101 lượt khảo sát) đạt mức I</em><em>;</em><em> 56,4% (159 lượt khảo sát) đạt mức II và 7,8% (22 lượt khảo sát) đạt mức III.</em></p> 2024-10-08T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/501 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG LIỆU PHÁP OXY CAO ÁP TRÊN 21 BỆNH NHÂN BỆNH GIẢM ÁP DO LẶN SÂU, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175 2024-10-05T09:29:17+07:00 Dương Quốc Khánh quockhanh2212@gmail.com Mai Đình Thanh quockhanh2212@gmail.com Cao Đức Thiện quockhanh2212@gmail.com Đinh Quốc Tuấn quockhanh2212@gmail.com Vũ Đình Ân quockhanh2212@gmail.com Đinh Văn Hồng quockhanh2212@gmail.com Mai Thị Thu Ly quockhanh2212@gmail.com Nguyễn Đức Nghĩa quockhanh2212@gmail.com Lê Thị Năm quockhanh2212@gmail.com Nguyễn Văn Thái quockhanh2212@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> <em>Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị bằng liệu pháp oxy cao áp trên các bệnh nhân mắc bệnh giảm áp do lặn sâu.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong><em>Nghiên cứu hồi cứu mô tả, có phân tích, so sách trước và sau điều trị trên 21 bệnh nhân mắc bệnh giảm áp do lặn sâu, điều trị bằng liệu pháp oxy cao áp, tại Khoa Bệnh nghề nghiệp - Huyết học lâm sàng và Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 175, từ tháng 01/2022 đến tháng 01/2024.</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong> <em>100% bệnh nhân là nam giới. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 38,95 ± 10,66 tuổi. Chủ yếu bệnh nhân là ngư dân (95,2%), không mắc bệnh mạn tính kèm theo (90,5%), vận chuyển vào đất liền bằng tàu biển (66,7%). Trung vị độ lặn sâu của bệnh nhân là 30 m; trung vị giờ nhập viện của bệnh nhân là 35 giờ. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng hay gặp đau đầu (61,9%), chóng mặt (57,0%), liệt (71,4%), rối loạn cảm giác (71,4%), tăng bạch cầu, tăng đông máu, tổn thương gan, thận và tăng lactat máu. Kết quả điều trị: 95,2% bệnh nhân khỏi bệnh, ra viện; 1 bệnh nhân (4,8%) tử vong.</em></p> 2024-10-08T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/503 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG MÔ BỆNH HỌC GAN Ở 211 CÔNG NHÂN TIẾP XÚC NGHỀ NGHIỆP VỚI TNT 2024-08-12T11:45:41+07:00 Hà Văn Quang haquangss@gmail.com Nguyễn Văn Hoá haquangss@gmail.com Đinh Thị Phương Liên haquangss@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> <em>Đánh giá mức độ tổn thương mô bệnh học gan và mối liên quan của nó với một số chỉ tiêu lâm sàng, cận lâm sàng ở các công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với TNT.</em></p> <p><strong>Đối tượng, phương pháp:</strong> <em>Nghiên cứu mô tả cắt ngang 211 bệnh nhân viêm gan mạn tính do tiếp xúc nghề nghiệp với TNT, điều trị tại Bộ môn - Trung tâm Nội Dã chiến, Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 3/2018 đến tháng 3/2021. Phân loại giai đoạn xơ hóa gan theo Metavir.</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong> <em>Tỉ lệ BN phân bố theo giai đoạn xơ hóa gan: F0 chiếm 36,0%; F1 chiếm 41,2%; F2 chiếm 20,9%; F3 chiếm 1,4% và F4 chiếm 0,5%. Tỉ lệ bệnh nhân phân bố theo mức độ xơ hóa gan: có xơ hóa gan (F ≥ 1) chiếm 64%; xơ hóa gan đáng kể (F ≥ 2) chiếm 22,7%; xơ hóa gan nặng (F ≥ 3) chiếm 1,9%; xơ gan thực thụ chiếm 0,5%. Có mối liên quan giữa tuổi nghề với mức độ xơ hóa gan. Nam giới có nguy cơ xơ hóa gan cao hơn nữ giới khoảng 1,96 lần. Có TNT trong máu làm tăng nguy cơ xơ hóa gan lên 2,648 lần và tăng nguy cơ xơ hóa gan đáng kể lên 3,118 lần.</em></p> 2024-10-08T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/504 TÌNH TRẠNG GIẢM THÍNH LỰC NGHỀ NGHIỆP Ở 364 CÔNG NHÂN PHƠI NHIỄM VỚI TIẾNG ỒN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, TẠI CÔNG TY C., NĂM 2018 2024-08-20T18:15:32+07:00 Lương Thị Trong lchautrong@gmail.com Viên Chinh Chiến lchautrong@gmail.com Trần Thị Thu Thủy lchautrong@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong><em> Đánh giá tình trạng suy giảm thính lực nghề nghiệp ở công nhân phơi nhiễm với tiếng ồn cao và một số yếu tố liên quan, tại Công ty dệt may C., năm 2018.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> <em>Hồi cứu, mô tả cắt ngang có phân tích tình trạng suy giảm thính lực nghề nghiệp ở 364 công nhân phơi nhiễm với tiếng ồn cao trong lao động và kết quả quan trắc môi trường lao động tại các nhà máy thuộc Công ty dệt may C., năm 2018. </em></p> <p><strong>Kết quả: </strong><em>90,7% mẫu đo tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép (trên 85 dBA). Tỉ lệ công nhân giảm thính lực ít nhất một tai là 19,5%, cả hai tai là 12,1%. Tỉ lệ công nhân giảm thính lực nghề nghiệp là 9,1%. Tỉ lệ giảm thính lực nghề nghiệp tăng tỉ lệ thuận với tuổi đời và tuổi nghề của công nhân (p &lt; 0,05). Có mối liên quan giữa tỉ lệ công nhân giảm thính lực với tiếng ồn tại nhà máy và vị trí làm việc (p &lt; 0,05). Nhóm đối tượng nghiên cứu không tuân thủ quy định dự phòng bệnh nghề nghiệp của công ty hoặc chịu ảnh hưởng của tiếng ồn lớn tại nơi ở cũng có tỉ lệ giảm thính lực nghề nghiệp cao hơn (p &lt; 0,05).</em></p> 2024-10-08T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/509 THỰC TRẠNG MẮC HỘI CHỨNG THỊ GIÁC MÀN HÌNH MÁY TÍNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỘ ĐỘI TÁC CHIẾN KHÔNG GIAN MẠNG 2024-08-14T07:30:39+07:00 Trần Ngọc Tiến trantien87yhld@gmail.com Cao Vân Trường trantien87yhld@gmail.com Nhâm Sỹ Duy Trung trantien87yhld@gmail.com Nguyễn Tất Thắng trantien87yhld@gmail.com Phan Tân Dân trantien87yhld@gmail.com Lê Ngọc Phú trantien87yhld@gmail.com Bùi Duy Hoàn trantien87yhld@gmail.com Doãn Thanh Hà trantien87yhld@gmail.com Vũ Thị Trúc Quỳnh trantien87yhld@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong><em> Xác định tỉ lệ mắc </em><em>hội chứng thị giác màn hình máy tính</em> <em>và tìm hiểu một số yếu liên quan trên bộ đội tác chiến không gian mạng.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong><em> Nghiên cứu mô tả cắt ngang 441 quân nhân thuộc các đơn vị tác chiến không gian mạng (nhóm 1 gồm 222 người, liên tục tiếp xúc với màn hình máy tính trong thời gian làm việc và nhóm 2 gồm 219 người, không thường xuyên tiếp xúc với màn hình máy tính trong thời gian làm việc). Khám thị lực, điều tra về hội chứng thị giác màn hình máy tính bằng bộ câu hỏi hội chứng thị giác màn hình máy tính và các yếu tố nghề nghiệp, điều kiện lao động có liên quan.</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong><em> Đối tượng nghiên cứu có 74,4% tuổi đời </em><em>≤</em><em> 41 tuổi và 53,1% tuổi nghề </em><em>≤</em><em> 10 năm. Nhóm 1 có tỉ lệ mắc hội chứng thị giác màn hình máy tính là 77,5%, cao hơn so với nhóm 2 (với p &lt; 0,05); n</em><em>guy cơ mắc hội chứng </em><em>này ở</em> <em>n</em><em>hóm</em><em> 1 cao hơn </em><em>gấp 2,3 lần </em><em>so với nhóm 2. Các triệu chứng biểu hiện ở nhóm 1 có tỉ lệ cao hơn so với nhóm 2, rõ ràng nhất là triệu chứng chớp mắt quá nhiều, đau nhức mắt, nặng mí mắt, nhìn đôi và đau đầu (p &lt; 0,05). Ở cả 2 nhóm, tỉ lệ mắc hội chứng thị giác màn hình máy tính với thời gian sử dụng máy tính trong khoảng từ 5-8 giờ chiếm tỉ lệ cao nhất (50,0% và 54,2%). Người mắc hội chứng thị giác màn hình máy tính có thời gian sử dụng máy tính lâu hơn người không mắc (p &lt; 0,05). Nguy cơ mắc hội chứng thị giác màn hình máy tính ở người ngồi cách màn hình ≤ 50 cm cao gấp 1,5 lần, có tật khúc xạ mắt cao gấp 2,1 lần và chiếu sáng không đủ để làm việc cao gấp 7,9 lần so với người không có các đặc điểm này.</em></p> 2024-10-08T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/514 ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN CƠ - XƯƠNG - KHỚP VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC CÔNG TRÌNH NGẦM 2024-08-20T16:34:21+07:00 Nguyễn Văn Bằng bangnvbs@gmail.com Hồ Tú Thiên hotuthien1234@gmail.com Hoàng Văn Thịnh Thinhhoang989999@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong><em> Đánh giá mối liên quan giữa rối loạn cơ - xương - khớp với một số yếu tố cá nhân, nghề nghiệp ở người lao động trong các công trình ngầm.</em></p> <p><strong>Đối tượng, phương pháp: </strong><em>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên mẫu chọn toàn bộ 100 người lao động trực tiếp thi công trong các công trình ngầm, từ tháng 9/2020 đến tháng 02/2022. Khám phát hiện tình trạng rối loạn cơ - xương - khớp. Phỏng vấn, đánh giá mức độ ảnh hưởng của rối loạn cơ - xương - khớp đến sinh hoạt, lao động và mối liên quan đến một số yếu tố cá nhân, nghề nghiệp.</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong><em> Nhóm tuổi đời và tuổi nghề càng cao thì tỉ lệ rối loạn cơ - xương - khớp càng lớn. Tỉ lệ rối loạn cơ - xương - khớp ở nhóm tuổi nghề dưới 5 năm là 42,9%; ở nhóm tuổi nghề ≥ 5 năm là 82,5%. Tỉ lệ rối loạn cơ - xương - khớp ở nhóm có BMI khác nhau thì khác biệt (p &gt; 0,05). Tư thế lao động càng bất lợi thì tỉ lệ rối loạn cơ - xương - khớp càng cao. Tỉ lệ rối loạn cơ - xương - khớp ở nhóm có OWAS = 1 điểm là 78,8%; ở các nhóm có OWAS &gt; 1 điểm là 100%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p &lt; 0,05). Tỉ lệ rối loạn cơ - xương - khớp ở nhóm đầy đủ kiến thức, thái độ và thực hành đúng về phòng chống rối loạn cơ - xương - khớp thấp hơn nhóm không đầy đủ kiến thức, thái độ và thực hành đúng về phòng chống rối loạn cơ - xương - khớp. Người lao động không tập thể dục, thể thao có tỉ lệ rối loạn cơ - xương - khớp cao hơn so với người tập thể dục thể thao hàng ngày.</em></p> <p><strong>Kết luận:</strong><em> Tỉ lệ rối loạn cơ – xương - khớp tăng theo tuổi đời, tuổi nghề; có mối liên quan đến BMI, đến tư thế lao động bất lợi, đến kiến thức, thái độ và thực hành đúng về phòng chống rối loạn cơ – xương - khớp, đến việc luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày.</em></p> 2024-10-08T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/484 NỒNG ĐỘ MỘT SỐ ENZYM BIỂU HIỆN TÌNH TRẠNG STRESS OXY HÓA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH NGẦM 2024-08-02T15:24:40+07:00 Hoàng Việt Phương phuonghoang762@gmail.com Nguyễn Tiến Dũng phuonghoang762@gmail.com Lê Trung Kiên phuonghoang762@gmail.com Nguyễn Văn Thái phuonghoang762@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> <em>Khảo sát nồng độ </em><em>một số </em><em>enzym biểu hiện</em> <em>tình trạng stress oxy hóa và tìm hiểu mối liên quan với một số yếu tố nghề nghiệp ở người lao động trực tiếp trong các công trình ngầm.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong><em>Nghiên cứu mô tả cắt ngang </em><em>42</em><em> người lao động</em><em> trực tiếp</em> <em>trong các công trình ngầm quốc phòng</em><em>, từ tháng 5/2023</em><em> đến tháng 11</em><em>/202</em><em>3</em><em>.</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong> <em>Đối tượng nghiên cứu có tỉ lệ 100% là nam giới, trung bình tuổi đời là 33,5</em> <em>±</em> <em>7,3 năm và trung bình tuổi nghề là 13,9 </em><em>±</em> <em>6,3 năm.</em> <em>Trung vị, tứ phân vị của Superoxide dismutase là 24,65 U/mL (13,28-51,16), Total Antioxidant Status là 2,00 mmol T.Eq/L (1,55-3,07). Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ Superoxide dismutase huyết tương với tuổi đời (r = -0,58) và với tuổi nghề (r = -0,62), p &lt; 0,001. Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ Total Antioxidant Status với tuổi đời (r = -0,54) và với tuổi nghề (r = -0,58), p &lt; 0,001. Những người có đặc điểm hút thuốc lá hoặc có bệnh nền thì có nồng độ Superoxide dismutase thấp hơn so với những người không có đặc điểm này. Những người tiếp xúc tiếng ồn cường độ cao thì có nguy cơ giảm Superoxide dismutase và Total Antioxidant Status huyết tương (hệ số tương quan lần lượt là -0,34 và -0,31; p &lt; 0,05).</em></p> 2024-10-08T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/454 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CHỦNG XẠ KHUẨN Streptomyces MIP_SN16 PHÂN LẬP TỪ ĐẤT VÙNG RỄ CÂY NGHỆ (Curcuma longa L.) KHU VỰC TỈNH HƯNG YÊN 2024-06-13T15:53:11+07:00 Chu Thanh Bình thanhbinhyhdpqd@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> <em>Mô tả </em><em>đặc </em><em>điểm</em><em> sinh học của chủng xạ khuẩn Streptomyces MIP_SN16 bao gồm đặc điểm hình thái, màu sắc khuẩn lạc, cấu trúc sinh bào tử, hoạt tính đối kháng với vi khuẩn Gram dương Bacillus cereus và Gram âm Escherichia coli, phân tích sự có mặt của các cụm gen sinh tổng hợp chất kháng sinh.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong><em>Chủng xạ khuẩn Streptomyces MIP_SN16 được hoạt hóa từ bộ sưu tập chủng vi sinh vật </em><em>tại</em><em> Khoa Vi sinh vật</em><em> - </em><em>Viện Y học Dự phòng Quân đội. Đặc điểm hình thái, màu sắc khuẩn lạc, cấu trúc sinh bào tử được mô tả theo phương pháp của Tresner (1963); Hoạt tính đối kháng với vi khuẩn B. cereus và E. coli được thực hiện theo phương pháp của Kirby-Bauer (2009).</em><em> Sử dụng phương pháp PCR với các cặp mồi đặc hiệu, các gen pksI, pksII, nrps được khuếch đại nhằm phát hiện sự có mặt của chúng trong hệ gen chủng xạ khuẩn Streptomyces MIP_SN16.</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong> <em>Xạ khuẩn Streptomyces MIP_SN16 thuộc nhóm màu xám, sinh trưởng ở nhiệt độ 25-35<sup>o</sup>C; pH môi trường 7; </em><em>Chủng Streptomyces MIP_SN16 đối kháng với B.cereus, E. Coli, với đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 22 mm và 18 ± 2 mm. Dựa vào nghiên cứu đặc điểm sinh học và phân tích trình tự gen mã hóa 16S rRNA, chủng MIP_SN16 có độ tương đồng 100% với chủng Streptomyces albogriseolus IR-SGS-T10 trên GenBank, do đó được đặt tên là S. albogrioseolus MIP_SN16. Phân tích sự có mặt của gen chức năng liên quan đến sinh tổng hợp kháng sinh cho thấy chủng S. albogriseolus MIP_SN16 mang hai gen mã hóa enzyme Polyketide Synthease (PKS) I và II. Như vậy, chủng S. albogriseolus MIP_SN16 có tiềm năng cao trong nghiên cứu sinh tổng hợp kháng sinh.</em></p> 2024-10-08T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/447 ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH NỘI SOI, MÔ BỆNH HỌC POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG KÍCH THƯỚC ≥ 2 CM TRÊN 75 BỆNH NHÂN, TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 2024-04-24T10:27:35+07:00 Lê Thị Ánh Tuyết leanhtuyet108@gmail.com Trịnh Xuân Hùng leanhtuyet108@gmail.com Trần Thị Tuyết leanhtuyet108@gmail.com Đoàn Mai Loan leanhtuyet108@gmail.com Mai Thanh Bình leanhtuyet108@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> <em>Mô tả đặc điểm hình ảnh nội soi, mô bệnh học của polyp đại trực tràng kích thước ≥ 2</em> <em>cm.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> <em>N</em><em>ghiên cứu </em><em>mô tả cắt ngang, không đối chứng trên</em><em> 75 bệnh nhân có polyp đại trực tràng, kích thước ≥ 2</em> <em>cm</em><em>, khám bệnh (có nội soi</em><em> ống mềm</em><em>)</em> <em>và điều trị </em><em>tại </em><em>Viện Điều trị các bệnh tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 4-10/2023</em><em>.</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong> <em>Bệnh nhân n</em><em>am </em><em>(</em><em>70,7%</em><em>) nhiều hơn bệnh nhân nữ</em> <em>(</em><em>29,3%</em><em>). Tuổi t</em><em>rung bình </em><em>của bệnh nhân </em><em>là 59,52 ± 12,2</em><em> tuổi. 94,8% bệnh nhân có 1 polyp kích thước </em><em>≥ 2</em> <em>cm</em><em>; </em><em>1,3% </em><em>bệnh nhân có 2 polyp kích thước </em><em>≥ 2</em> <em>cm</em><em>; </em><em>1,3% </em><em>bệnh nhân có 3 polyp kích thước </em><em>≥ 2</em> <em>cm</em><em> và 2,6% bệnh nhân có 4 polyp kích thước </em><em>≥ 2</em> <em>cm</em><em>. Kích thước trung bình của polyp </em><em>là 2</em><em>,</em><em>54 ± 0</em><em>,</em><em>86 cm.</em> <em>83,3%</em><em> bệnh nhân </em><em>phát hiện polyp ≥ 2</em> <em>cm ở đại tràng trái</em><em>,</em><em> 16,</em><em>7</em><em>%</em><em> bệnh nhân </em><em>phát hiện polyp ≥ 2</em> <em>cm ở</em> <em>đại tràng phải</em><em>, </em><em>25,0%</em><em> bệnh nhân </em><em>phát hiện polyp ≥ 2</em> <em>cm ở</em> <em>trực tràng</em><em>. </em><em>9</em><em>6</em><em>,</em><em>4</em><em>%</em><em> bệnh nhân </em><em>polyp u tuyến</em><em> (</em> <em>t</em><em>rong </em><em>đó</em><em>, polyp u tuyến ống chiếm tỉ lệ cao nhất</em><em>: </em><em>57,4%</em><em>; t</em><em>iếp </em><em>đến</em><em> là polyp tuyến ống nhú</em><em>: </em><em>30,7%).</em> <em>Trong số polyp u tuyến, có 58,2% polyp u tuyến loạn sản độ thấp, </em><em>23,4% </em><em>polyp u tuyến loạn sản độ cao, 2,4% polyp u tuyến tăng sản lành tính, 16,0% polyp u tuyến là ung thư tại chỗ.</em></p> 2024-10-08T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/425 ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỨC ĐỘ Ứ SẮT Ở GAN TRÊN HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ VÀ NỒNG ĐỘ FERRITIN HUYẾT THANH VỚI THỂ BỆNH TRÊN BỆNH NHÂN THALASSEMIA 2024-03-22T09:10:55+07:00 Đặng Thái Tôn Drtondangthai@gmail.com Nguyễn Ngọc Tráng drtondangthai@gmail.com Phạm Minh Thông drtondangthai@gmail.com Vũ Đăng Lưu drtondangthai@gmail.com Nguyễn Ngọc Trung drtondangthai@gmail.com Trần Thị Như Quỳnh drtondangthai@gmail.com Bùi Thị Minh Phượng drtondangthai@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> <em>Đánh giá mối liên quan giữa mức độ ứ sắt ở gan trên hình ảnh cộng hưởng từ và nồng độ ferritin huyết thanh với thể bệnh, trên bệnh nhân Thalassemia.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> <em>Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang 566 bệnh nhân Thalassemia (với 725 lần chụp cộng hưởng từ), điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai, từ tháng 01/2014 đến tháng 8/2016. Đánh giá mức độ ứ sắt ở gan trên hình ảnh cộng hưởng từ theo kết quả các nghiên cứu của John C Wood và </em><em>M.W Garbowski.</em><em> Chẩn đoán Thalassemia theo ICD-10.</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong> <em>Bệnh nhân trung bình 25,02 ± 12,9 tuổi; hay gặp bệnh nhân từ 10-39 tuổi (76,5%). Tỉ lệ phân bố bệnh nhân theo thể bệnh gồm: 49,3% thể β-Thalassemia/HbE; 34,5% thể β-Thalassemia; 16,2% thể α-Thalassemia. Nồng độ ferritin huyết thanh trung bình của bệnh nhân là 3.108,8 ± 1.841,6 ng/ml. Trong đó, nồng độ ferritin huyết thanh trung bình trên nhóm bệnh nhân thể β-Thalassemia/HbE cao nhất (3.518,4 ± 1.853,8 ng/ml). Hình ảnh chụp cộng hưởng từ cho thấy 67,7% bệnh nhân có ứ sắt ở gan mức độ nặng. Tỉ lệ lớn bệnh nhân thể β-Thalassemia/HbE và β-Thalassemia có tình trạng ứ sắt trong gan mức độ nặng trên cộng hưởng từ (79,9% và 65,1%). Nồng độ ferritin huyết thanh và LIC trên cộng hưởng từ có mối tương quan thuận mức độ trung bình (R = 0,513; R2 = 0,263; p &lt; 0,05).</em></p> 2024-10-08T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự