Tạp chí Y học Quân sự https://yhqs.vn/tcyhqs <p>Tạp chí Y học Quân Sự là tạp chí xuất bản định kỳ (02 tháng/kỳ) đăng tải những công trình nghiên cứu và trao đổi trong lĩnh vực y hoc. </p> <p><strong>Tôn chỉ và mục đích</strong></p> <p>- Biên tập, xuất bản và phát hành tạp chí tới các đầu mối quân y toàn quân; phổ biến tuyên truyền trong cán bộ, nhân viên quân y những nội dung về chính trị, xã hội, quân sự, y tế và khoa học kỹ thuật liên quan đến công tác quân y nhằm nâng cao nhận thức và chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bộ đội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác ngành.</p> <p>- Phổ biến và trao đổi những thông tin về chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ; công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác thường xuyên và đột xuất của ngành Quân y và Viện Y học dự phòng Quân đội.</p> <p>- Phổ biến, trao đổi những kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ trên 5 mặt công tác quân y, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, kiến thức về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là y học quân sự trong và ngoài nước; thông tin các hoạt động khoa học kỹ thuật trong ngành Quân y, ngành Y tế và y học quân sự của các nước trên thế giới.</p> <p>- Tham gia góp phần bổ túc, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên quân y.</p> <p>Cơ quan chủ quản: VIỆN Y HỌC DỰ PHÒNG QUÂN ĐỘI, CỤC QUÂN Y.</p> <p>Giấy phép hoạt động báo chí số: 205/CBC-KTBC&amp;HDNV cấp ngày 23/6/2021</p> <p>Giấy phép hoạt động trang thông tin điện tử số: 197/GP-TTĐT do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/10/2019.</p> <ul> <li><a title="Số hiện tại" href="https://yhqs.vn/tcyhqs/issue/view/21"><strong>Số hiện tại</strong></a></li> <li><a title="Các số đã phát hành" href="https://yhqs.vn/tcyhqs/issue/archive"><strong>Các số đã phát hành</strong></a></li> </ul> TẠP CHÍ Y HỌC QUÂN SỰ (Địa chỉ toà soạn: 276 Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội; Điện thoại: 096.551944 - 069.552035; Email: tapchiyhqs@gmaVIỆN Y HỌC DỰ PHÒNG QUÂN ĐỘI, CỤC QUÂN Y vi-VN Tạp chí Y học Quân sự 1859-1655 PHÁT HIỆN, XỬ TRÍ VÀ PHÒNG, CHỐNG BỆNH NHIỄM KHUẨN NÃO MÔ CẦU https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/576 <p><em>Nhiễm khuẩn não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch với hàng triệu ca mắc và hàng nghìn ca tử vong trên thế giới. Bệnh gây ra bởi vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitidis), lây truyền qua đường hô hấp. Bệnh thường xuất hiện đột ngột, diễn biến nhanh với tỉ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Giám sát, phát hiện sớm ca bệnh là yếu tố quan trọng trong hạn chế tử vong do nhiễm khuẩn não mô cầu, đặc biệt là phát hiện triệu chứng nặng như ban xuất huyết hoại tử, nhiễm trùng nhiễm độc nặng. Trong khi chưa sử dụng vắc-xin phòng bệnh rộng rãi, biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu có hiệu quả trong hạn chế số ca mắc bệnh.</em></p> Văn Đông Lê Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự 2024-12-31 2024-12-31 373 3 6 10.59459/1859-1655/JMM.576 THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN Ở BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG CÓ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/477 <p><strong>Mục tiêu: </strong><em>Xác định tỉ lệ các loại nhiễm khuẩn và tình trạng kháng kháng sinh của tác nhân gây bệnh phổ biến ở bệnh nhân đa chấn thương có chấn thương sọ não.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong><em>Nghiên cứu hồi cứu, mô tả 196 bệnh nhân đa chấn thương có chấn thương sọ não</em><em> và</em><em> có biểu hiện nhiễm khuẩn</em><em>,</em><em> từ 18 tuổi trở lên</em><em>,</em> <em>điều trị </em><em>tại Khoa Hồi sức </em><em>n</em><em>goại, Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2023.</em></p> <p><strong>Kết quả: </strong><em>T</em><em>rên nhóm bệnh nhân nghiên cứu, t</em><em>ỉ lệ nhiễm khuẩn huyết </em><em>chiếm </em><em>19,8%, viêm phổi liên quan thở máy 41,3%, nhiễm khuẩn tiết niệu 35,7%, nhiễm khuẩn vết mổ 7,7%, nhiễm khuẩn thần kinh trung ương 11,7%. Có 89,6% tác nhân gây nhiễm khuẩn là vi khuẩn Gram âm</em><em>;</em><em> hay gặp nhất lần lượt là Acinetobacter baumanii (21,2%), Klebsiella pneumoniae (19,5%), Pseudomonas aeruginosa (18,7%). Các vi khuẩn này đều kháng hầu hết kháng sinh nhóm Cephalosporin, Quinolon, Carbapenems.</em></p> <p><strong>Kết luận</strong>:<em> Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đa chấn thương có chấn thương sọ não chủ yếu là viêm phổi liên quan thở máy (41,3%). Tác nhân hay gặp là vi khuẩn </em><em>G</em><em>ram âm, </em><em>với </em><em>3 tác nhân chính g</em><em>ồm </em><em>A. baumanii</em><em>, K. pneumoniae và P. aeruginosa. Tỉ lệ kháng kháng sinh ở nhóm bệnh nhân đa chấn thương có chấn thương sọ não rất cao: trên 85% với nhóm Quinolons, 90% với Cefalosporins, trên 66,67% với Carbapenems.</em></p> Nguyễn Trung Kiên Nguyễn Tiến Đức Nguyễn Thị Huyền Trần Văn Tùng Nguyễn Trường Giang Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự 2024-12-31 2024-12-31 373 7 12 10.59459/1859-1655/JMM.477 ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ CẮT CUỐNG VẠT TRÁN SỚM, ĐIỀU TRỊ 21 BỆNH NHÂN KHUYẾT PHẦN MỀM MŨI, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/476 <p><strong>Mục tiêu:</strong> <em>Đánh giá đặc điểm lâm sàng và kết quả cắt cuống vạt trán sớm trong điều trị tổn khuyết phần mềm mũi.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong><em>Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu,</em><em> can thiệp lâm sàng không nhóm chứng</em><em> trên 21 bệnh nhân có tổn thương khuyết phần mềm mũi, điều trị phẫu thuật tạo hình bằng vạt trán, tại Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 6/2016 đến tháng 10/2023.</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong> <em>Vị trí tổn khuyết phần mềm hay gặp là cánh mũi (35,48%) và đầu mũi (</em><em>32,26%). Tỉ lệ </em><em>bệnh nhân có tổn khuyết phần mềm kích thước từ</em><em> 2 cm<sup>2 </sup>trở lên là 90,48%; cắt cuống vạt sau 10-14 ngày là 66,67%. Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân là 15,9 ± 5,3 ngày. Tỉ lệ bệnh nhân có vạt da sống hoàn toàn là 90,48%; có vạt da che phủ đủ và theo đơn vị là 95,24%; không gặp biến chứng là 90,48%; liền vết mổ kì đầu là 90,48%. Có 95,2% bệnh nhân đạt kết quả phẫu thuật tốt và khá. Tập vạt, cắt cuống vạt sớm giúp giảm thời gian điều trị và chi phí.</em></p> Ngô Thế Mạnh Nguyễn Hải An Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự 2024-12-31 2024-12-31 373 13 16 10.59459/1859-1655/JMM.476 ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN NHỊP TIM TRÊN HOLTER ĐIỆN TÂM ĐỒ Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/483 <p><strong>Mục tiêu:</strong> <em>Khảo sát</em> <em>các </em><em>rối loạn nhịp tim trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</em><em> bằng </em><em>ghi H</em><em>olter </em><em>điện tâm đồ </em><em>24 giờ</em><em>.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> <em>N</em><em>ghiên cứu</em> <em>tiến cứu</em><em>, </em><em>mô tả</em><em> cắt ngang 70 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,</em><em> điều trị </em><em>nội trú </em><em>tại Bệnh viện Quân </em><em>y</em><em> 354</em><em>,</em><em> từ tháng 5/2023 đến tháng 5/2024.</em> <em>Đánh giá các rối loạn nhịp tim</em> <em>trên điện tâm đồ </em><em>cơ bản và </em><em>H</em><em>olter </em><em>điện tâm đồ </em><em>24 giờ</em> <em>theo Nguyễn Quang Tuấn (2013).</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong> <em>Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 71,4 ± 8,1 tuổi. Tỉ lệ bệnh nhân nam/nữ = 6/1. Đa số bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào (75,7%). Thời gian mắc bệnh trung bình là 6,5 ± 3,5 năm, trong đó, bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên 5 năm chiếm 60,0%. Tăng huyết áp (68,6%), rối loạn lipid máu (34,3%) và đái tháo đường (22,9%) là các bệnh lí kết hợp hay gặp trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Holter ECG 24 giờ phát hiện các trường hợp có các rối loạn nhịp tim: nhịp xoang nhanh: 78,6%, ngoại tâm thu nhĩ: 68,6%, ngoại tâm thu thất: 54,3%, rung nhĩ: 14,3%, nhịp nhanh trên thất: 7,1% và nhịp nhanh thất: 4,3%.</em></p> Ngọc Tiến Hà Đỗ Quốc Thịnh Lương Công Thức Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự 2024-12-31 2024-12-31 373 17 22 10.59459/1859-1655/JMM.483 GIÁ TRỊ ĐẶC ĐIỂM SIÊU ÂM TRONG ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG NHÂN TUYẾN GIÁP https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/456 <p><strong>Mục tiêu:</strong> <em>Khảo sát giá trị các đặc điểm siêu âm trong đánh giá tổn thương nhân tuyến giáp.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> <em>Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 134 bệnh nhân (với 171 nhân tuyến giáp), khám và điều trị phẫu thuật tại Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội, từ tháng 08/2023 đến tháng 05/2024.</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong> <em>72,4% bệnh nhân có 1 nhân tuyến giáp, 27,6% bệnh nhân có từ 2 nhân tuyến giáp trở lên. Chủ yếu bệnh nhân có tổn thương nhân thùy trái tuyến giáp (50,3%), tổn thương nhân tuyến giáp dạng đặc (87,1%). 130/149 nhân tuyến giáp tổn thương dạng đặc (87,2%) là ung thư tuyến giáp. Dấu hiệu nhân tổn thương giảm âm, giảm âm nhiều có Se, Sp, PPV, NPV và Acc lần lượt là 96,99%, 65,79%, 90,85%, 86,21% và 90,06%; chiều cao ≥ rộng có Se, Sp, PPV, NPV và Acc lần lượt là 63,16%, 92,11%, 96,55%, 41,67% và 69,59%; bờ viền không đều, đa thùy hoặc mở rộng vào mô giáp có Se, Sp, PPV, NPV và Acc lần lượt là 90,23%, 86,84%, 96,00%, 71,74% và 89,47%; vi vôi hóa, vôi hóa dạng viền có Se, Sp, PPV, NPV và Acc lần lượt là 51,88%, 97,37%, 98,57%, 36,63% và 61,99%. Phát hiện di căn hạch cổ trên siêu âm có Se, Sp, PPV, NPV và Acc lần lượt là 30,95%, 98,91%, 92,86%, 75,83% và 77,61%.</em></p> Nguyễn Văn Hách Nguyễn Xuân Khái Bền Nguyễn Nguyễn Duy Trinh Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự 2024-12-31 2024-12-31 373 23 27 10.59459/1859-1655/JMM.456 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRÊN NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT U LÀNH TÍNH DÂY THANH https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/460 <p><strong>Mục tiêu:</strong> <em>Đánh giá hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe trên người bệnh sau phẫu thuật u lành tính dây thanh.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> <em>Nghiên cứu tiến cứu, mô tả từng ca có can thiệp trên 165 người bệnh u lành tính dây thanh, điều trị phẫu thuật u lành tính dây thanh</em><em>,</em><em> từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2023.</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong> <em>Trước can thiệp: 19,4% người bệnh có kiến thức đúng về phát hiện và xử trí biến chứng; 7,9% người bệnh có kiến thức chung đúng về cách chăm sóc; 24,2% người bệnh có kiến thức kém về chăm sóc khi ra viện; 9,7% người bệnh có kiến thức tốt về toàn bộ trương trình giáo dục sức khỏe. Sau can thiệp, các tỉ lệ này lần lượt đạt 78,8%; 73,9%; 3,0% và 85,5%. Khác biệt trước và sau can thiệp giáo dục sức khỏe có ý nghĩa thống kê (p &lt; 0,05).</em></p> <p><strong>Kết luận:</strong> <em>Giáo dục sức khỏe cải thiện đáng kể kiến thức cho người bệnh về nguyên nhân gây bệnh, cách chăm sóc trước, trong, sau khi phẫu thuật u lành tính dây thanh.</em></p> Phạm Ngọc Hiếu Mai Ý Thơ Vũ Thị Ngọc Nguyễn Thanh Thảo Vũ Thị Huyền Thắng Nguyễn Tất Hiền Phạm Thị Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự 2024-12-31 2024-12-31 373 28 31 10.59459/1859-1655/JMM.460 KIẾN THỨC VỀ DỰ PHÒNG CO GIẬT DO SỐT CAO ĐƠN THUẦN CỦA NHỮNG NGƯỜI MẸ CÓ CON BỊ SỐT, TẠI BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH, NĂM 2023 https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/486 <p><strong>Mục tiêu: </strong><em>Mô tả kiến thức về dự phòng co giật do sốt cao đơn thuần của những người mẹ có con bị sốt và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức này trên các đối tượng nghiên cứu.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp</strong>: <em>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 201 người mẹ có con bị sốt (đưa con đến khám bệnh tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định </em><em>từ tháng 02/2023 đến tháng 6/2023</em><em>)</em><em>.</em><em> P</em><em>hỏng vấn trực tiếp </em><em>người</em><em> mẹ </em><em>qua</em> <em>phiếu khảo sát với </em><em>bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn</em><em> xây dựng dựa theo nghiên cứu</em><em> của Vũ Thị Thanh Hoa (2019)</em><em>. P</em><em>hân tích số liệu</em><em> bằng phần mềm SPSS 20.0.</em></p> <p><strong>Kết quả</strong>:<em> Phân bố điểm k</em><em>iến thức chung của đối tượng nghiên cứu về </em><em>dự phòng </em><em>co giật do sốt cao đơn thuần</em><em> từ 2-36</em><em> điểm, trung bình 17,2</em><em> ± </em><em>6,1</em><em> điểm</em><em>. </em><em>Với </em><em>điểm cut off là 50%</em><em>, t</em><em>ỉ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức về </em><em>dự phòng </em><em>co giật do sốt cao đơn thuần</em><em> mức độ </em><em>đạt là 36,8%; </em><em>mức độ c</em><em>hưa đạt là 63,2%. </em><em>Phát hiện </em><em>một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê </em><em>(</em><em>với p &lt; 0,05</em><em>)</em><em> đến kiến thức về </em><em>dự </em><em>phòng co giật do sốt cao đơn thuần </em><em>trên</em><em> đối tượng nghiên cứu</em><em>, gồm:</em><em> tuổi, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, tiền sử co giật của trẻ</em><em>; ở những</em><em> đối tượng có tiếp nhận yếu tố truyền thông,</em><em> các yếu tố liên quan gồm:</em><em> thời điểm tiếp nhận yếu tố truyền thông, nguồn thông tin từ nhân viên y tế</em><em>, báo, </em><em>đài, internet và thái độ của đối tượng nghiên cứu.</em></p> Vân Phạm Thị Thanh Hoàng Thị Nguyệt Nguyễn Thị Thu Hường Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự 2024-12-31 2024-12-31 373 32 39 10.59459/1859-1655/JMM.486 HIỆU QUẢ THAY ĐỔI KIẾN THỨC, THỰC HÀNH BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA THÀNH VIÊN MÔ HÌNH “TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY THUỐC NAM”, TẠI TỈNH YÊN BÁI https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/458 <p><strong>Mục tiêu:</strong><em> Đánh giá hiệu quả thay đổi kiến thức và thực hành về bảo đảm chất lượng dược liệu của thành viên mô hình “Tăng cường năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam”, tại tỉnh Yên Bái.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp</strong>:<em> Nghiên cứu can thiệp trên 85 đối tượng tham gia mô hình “Tăng cường năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam”, tại tỉnh Yên Bái, từ tháng 8/2018 đến tháng 4/2022. Đánh giá hiệu quả thay đổi kiến thức và thực hành căn cứ theo mức độ nắm vững nội dung và tuân thủ thực hiện quy định bảo đảm chất lượng trong trồng, thu hái dược liệu và bảo vệ môi trường theo Thông tư số 19/2019/TT-BYT.</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong> <em>Sau can thiệp, 100% đối tượng biết đến khái niệm bảo đảm chất lượng dược liệu. Tỉ lệ có kiến thức ở mức trung bình trở lên (71,4%) cao hơn so với trước can thiệp (18,9%), với p &lt; 0,05. Tỉ lệ thực hiện các quy định bảo đảm chất lượng dược liệu cao hơn so với trước can thiệp (p &lt; 0,05). Tỉ lệ thực hiện tiêu chuẩn VietGAP, GCAP-WHO, các biện pháp bảo đảm chất lượng và bảo vệ môi trường đều tăng so với trước can thiệp (p &lt; 0,05).</em></p> <p><strong>Kết luận:</strong> <em>Mô hình “Tăng cường năng lực quản trị chuỗi cây thuốc nam”, tại tỉnh Yên Bái có hiệu quả cải thiện kiến thức và thực hành bảo đảm chất lượng dược liệu của các thành viên tham gia mô hình.</em></p> Phương Lê Lương Thị Thu Huyền Bùi Hoàng Linh Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự 2024-12-31 2024-12-31 373 40 45 10.59459/1859-1655/JMM.458 NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA CHẾ PHẨM CHỨA NỌC ONG APITOXIN THỦY CHÂM ĐIỀU TRỊ ĐAU TRÊN BỆNH NHÂN THOÁI HÓA CỘT SỐNG https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/532 <p><strong>Mục tiêu:</strong> <em>Đánh giá tác dụng không mong muốn của chế phẩm chứa nọc ong Apitoxin thủy châm điều trị đau trên bệnh nhân do thoái hóa cột sống.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong><em>Nghiên cứu tiến cứu, mô tả phân tích có so sánh trên hai nhóm bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống với liệu trình điều trị 15 ngày, tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, từ tháng 9/2019 đến tháng 10/2023. Nhóm nghiên cứu (50 bệnh nhân) điện châm kết hợp thủy châm chế phẩm chứa nọc ong Apitoxin. Nhóm đối chứng (50 bệnh nhân) điện châm kết hợp thủy châm nước muối sinh lí Nacl 0,9%.</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong> <em>100% bệnh nhân nhóm nghiên cứu test da âm tính với chế phẩm chứa nọc ong Apitoxin. Thủy châm chế phẩm chứa nọc ong Apitoxin không ảnh hưởng đến mạch, huyết áp và nhịp thở bệnh nhân. Thủy châm chế phẩm chứa nọc ong Apitoxin an toàn trên lâm sàng, chỉ gặp tác dụng không mong muốn gồm mẩn ngứa (2,00%) và chảy máu (4,00%).</em></p> Nguyễn Ngọc Mậu Phạm Viết Dự Văn Mão Cấn Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự 2024-12-31 2024-12-31 373 46 49 10.59459/1859-1655/JMM.532 ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA CỐM TAN “SINH TÂN CHỈ HUYẾT” https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/526 <p><strong>Mục tiêu:</strong> <em>Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết Dengue của cốm tan “Sinh tân chỉ huyết”</em>.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong><em>Nghiên cứu trên 120 bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue và sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo, gồm nhóm 1 (nhóm đối chứng: 60 bệnh nhân điều trị bằng phác đồ nền theo Hướng dẫn của Bộ Y tế) và nhóm 2 (nhóm nghiên cứu: 60 bệnh nhân điều trị bằng phác đồ nền như nhóm 1, kết hợp với cốm tan “Sinh tân chỉ huyết”, liều 2 gói/ngày).</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong> <em>Bệnh nhân cả hai nhóm đều biểu hiện đáp ứng tốt với điều trị: các chỉ số lâm sàng (mạch, thân nhiệt, huyết áp) và cận lâm sàng (số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, chỉ số HCT, HGB, GOT, GPT) cải thiện dần về giá trị bình thường. Bệnh nhân nhóm điều trị kết hợp với cốm tan “Sinh tân chỉ huyết” có thời gian sốt giảm, thời gian điều trị trung bình giảm, số lượng tiểu cầu sau điều trị tăng cao hơn so với bệnh nhân nhóm đối chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p &lt; 0,05. Cốm tan “Sinh tân chỉ huyết” chỉ gây rối loạn tiêu hóa nhẹ trên 5% bệnh nhân nhóm 2 và không gây nên các tác dụng không mong muốn khác.</em></p> Trần Công Trường Nguyễn Huy Phong Nguyễn Trung Dũng Đinh Thanh Hà Lượng Nguyễn Tuấn Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự 2024-12-31 2024-12-31 373 50 53 10.59459/1859-1655/JMM.526 NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT ENZYME PFU-SSO7D TÁI TỔ HỢP VÀ ỨNG DỤNG SÀNG LỌC ĐỘT BIẾN H1047R GEN PIK3CA BẰNG KĨ THUẬT REALTIME PCR https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/328 <p><strong>Mục tiêu:</strong> <em>Sản xuất enzyme Pfu-Sso7d tái tổ hợp cho ứng dụng phát hiện đột biến H1047R gen PIK3CA bằng kĩ thuật realtime PCR</em><em>.</em></p> <p><strong>Vật liệu, phương pháp:</strong> <em>Tế bào EQ458 E. coli chứa vector biểu hiện enzyme Pfu-Sso7d được tăng sinh, cảm ứng biểu hiện bằng IPTG, sau đó tinh sạch bằng phương pháp sắc kí ái lực. </em><em>Enzyme thu được sau tinh sạch được đánh giá bằng điện di SDS-PAGE, đo nồng độ bằng phương pháp Bradford và hoạt tính bằng phản ứng PCR. Enzyme được sử dụng vào phản ứng realtime PCR phát hiện đột biến điểm H1047R gen PIK3CA trên 50 mẫu huyết tương bệnh nhân ung thư vú.</em></p> <p><strong>Kết quả:</strong> <em>Enzyme Pfu-Sso7d thu được có độ tinh sạch cao, ít tạp nhiễm với các protein của vi khuẩn. Phản ứng realtime PCR sử dụng enzyme Pfu-Sso7d phát hiện đột biến H1047R gen PIK3CA với ngưỡng phát hiện 0,01%.</em></p> <p><strong>Kết luận: </strong><em>Biểu hiện và tinh sạch thành công enzyme Pfu-Sso7d và sử dụng trong phản ứng realtime PCR sàng lọc đột biến H1047R gen PIK3CA.</em></p> Nguyễn Phú Thành Đinh Thị Thảo Nguyễn Cẩm Thạch Trần Liên Hà Ngô Tất Trung Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự 2024-12-31 2024-12-31 373 54 59 10.59459/1859-1655/JMM.328 NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO HỘP BẢO QUẢN VẮC-XIN CÓ DẢI NHIỆT ĐỘ TỪ 2-8°C https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/448 <p><strong>Mục tiêu: </strong><em>Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hộp bảo quản vắc-xin có dải nhiệt độ từ 2-8</em><em>°</em><em>C.</em></p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong><em>Nghiên cứu thiết kế, thử nghiệm sản phẩm. </em><em>Kĩ thuật nhiệt ứng dụng trong thiết bị bảo quản, vận chuyển vắc-xin; thiết bị tạo nhiệt độ và kiểm soát nhiệt độ. Nghiên cứu tiến hành từ tháng </em><em>7-12/2023, tại Kho 708, Cục Quân y.</em></p> <p><strong>Kết quả: </strong><em>Nghiên cứu đã xây dựng thành công hộp bảo quản vắc-xin. Sản phẩm hoạt động tốt, ổn định, nhiệt độ bảo đảm theo đúng chức năng và đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra, đủ điều kiện bảo quản vắc-xin trong khoảng nhiệt độ từ 2-8</em><em>°</em><em>C.</em></p> Tiến Nghĩa Nguyễn Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Y học Quân sự 2024-12-31 2024-12-31 373 60 64 10.59459/1859-1655/JMM.448