HIỆU QUẢ THAY ĐỔI KIẾN THỨC, THỰC HÀNH BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA THÀNH VIÊN MÔ HÌNH “TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY THUỐC NAM”, TẠI TỈNH YÊN BÁI

Các tác giả

  • Lê Thị Minh Phương Trường Đại học Y Hà Nội
  • Lương Thị Thu Huyền Viện Nghiên cứu Y dược học Tuệ Tĩnh
  • Bùi Hoàng Linh Trường Đại học Y Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.458

Từ khóa:

Bảo đảm chất lượng, dược liệu, chuỗi giá trị, y học cổ truyền

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả thay đổi kiến thức và thực hành về bảo đảm chất lượng dược liệu của thành viên mô hình “Tăng cường năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam”, tại tỉnh Yên Bái.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp trên 85 đối tượng tham gia mô hình “Tăng cường năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam”, tại tỉnh Yên Bái, từ tháng 8/2018 đến tháng 4/2022. Đánh giá hiệu quả thay đổi kiến thức và thực hành căn cứ theo mức độ nắm vững nội dung và tuân thủ thực hiện quy định bảo đảm chất lượng trong trồng, thu hái dược liệu và bảo vệ môi trường theo Thông tư số 19/2019/TT-BYT.

Kết quả: Sau can thiệp, 100% đối tượng biết đến khái niệm bảo đảm chất lượng dược liệu. Tỉ lệ có kiến thức ở mức trung bình trở lên (71,4%) cao hơn so với trước can thiệp (18,9%), với p < 0,05. Tỉ lệ thực hiện các quy định bảo đảm chất lượng dược liệu cao hơn so với trước can thiệp (p < 0,05). Tỉ lệ thực hiện tiêu chuẩn VietGAP, GCAP-WHO, các biện pháp bảo đảm chất lượng và bảo vệ môi trường đều tăng so với trước can thiệp (p < 0,05).

Kết luận: Mô hình “Tăng cường năng lực quản trị chuỗi cây thuốc nam”, tại tỉnh Yên Bái có hiệu quả cải thiện kiến thức và thực hành bảo đảm chất lượng dược liệu của các thành viên tham gia mô hình.

Tài liệu tham khảo

1. Viện Dược liệu (2022), Atlast cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật.

2. Bộ Y tế (2018), Quy định về chất lượng cây thuốc, thuốc cổ truyền, Thông tư số: 13/2018/TT-BYT.

3. Indrayanto G (2018), “Recent Development of Quality Control Methods for Herbal Derived Drug Preparations”, Nat Prod Commun,13 (12):1599-1606.

4. Balekundri A, Mannur V (2020), “Quality control of the traditional herbs and herbal products: a review”, Future J Pharm Sci, 6 (1): 67.

5. Thi Phuoc Lai Nguyen, Giovanna Seddaiu, Pier Paolo Roggero (2019), “Declarative or procedural knowledge? Knowledge for enhancing farmers’ mitigation and adaptation behaviour to climate change”, Journal of Rural Studies, Volume 67, 46-56.

6. Mirzaeian, Razieh, F sadoughi, Shahram Tahmasebian and Morteza Mojahedi (2021), “The role of herbal medicines in health care quality and the related challenges”, Journal of Herbmed Pharmacology, (2021): 10 (2): 156-165.

7. Lê Thị Minh Phương, Lương Thị Thu Huyền (2019), “Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về bảo đảm chất lượng trong trồng và thu hái dược liệu của người trồng cây thuốc tại tỉnh Yên Bái”, Tạp chí Y Dược học cổ truyền Quân sự (2019), 9 (2), 51-57.

8. Thủ tướng chính phủ (2013), Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển cây thuốc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Quyết định số: 1976/QĐ-TTg.

9. Bộ Y tế (2019), Quy định thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và các nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên, Thông tư 19/2019/TT-BYT.

10. Saha S, Mandal A, Dutta A (2018), “Good Agricultural Practices. In: Natural Products and Drug Discovery”, Elsevier, 607-631.

11. Presilla M (2018), “The Development of Organic farming in Viet Nam”, J Kaji Wil, 9 (1): 14.

12. Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2017), Nông nghiệp hữu cơ - Phần 2: Trồng trọt hữu cơ, Tiêu chuẩn số: TCVN 11041-2.

Đã Xuất bản

10.12.2024

Cách trích dẫn

Lê, P., Lương Thị Thu Huyền, & Bùi Hoàng Linh. (2024). HIỆU QUẢ THAY ĐỔI KIẾN THỨC, THỰC HÀNH BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA THÀNH VIÊN MÔ HÌNH “TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY THUỐC NAM”, TẠI TỈNH YÊN BÁI. Tạp Chí Y học Quân sự, (364). https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.458

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
 Ngày nhận bài      24-05-2024
 Chấp nhận đăng  21-11-2024