TÌNH HÌNH NHIỄM MÒ (TROMBICULIDAE) TRÊN ĐỘNG VẬT NUÔI VÀ HOANG DẠI Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN, TỪ NĂM 2010-2020
Từ khóa:
Mò (Trombiculidae), miền Trung-Tây Nguyên, phân bố, véc tơ.Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tình hình nhiễm mò (Trombiculidae) trên động vật nuôi và hoang dại ở một số tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, từ năm 2010-2020.
Kết quả: Thành phần loài mò (Trombiculidae) phân bố tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên thu thập được 23 loài, thuộc 8 giống, 1 họ. Trong đó, có véc tơ chính truyền bệnh sốt mò ở Việt Nam là L. (L.) deliense và 4 loài mò có vai trò truyền bệnh sốt mò là A. (La.u) indica, A (Lau.) audyi, E. wichmanni và G. (W) parapacifica. Thành phần loài mò cụ thể tại các điểm nghiên cứu, gồm Đà Nẵng: có 4 loài, thuộc 4 giống; Quảng Nam: có 9 loài, thuộc 5 giống; Quảng Ngãi: có 6 loài, thuộc 5 giống; Bình Định: có 7 loài, thuộc 5 giống; Phú Yên: có 5 loài, thuộc 4 giống; Khánh Hòa: có 16 loài, thuộc 6 giống; Ninh Thuận: có 5 loài, thuộc 4 giống; Bình Thuận: có 5 loài, thuộc 3 giống; Kon Tum: có 6 loài, thuộc 4 giống. Mò kí sinh trên thành phần vật chủ thu thập được là 23 vật chủ.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Văn Châu (1997), Tài liệu phân loại mò (Acariformes: trombiculidae) ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.
Nguyễn Văn Châu và cộng sự (2009), “Điều tra thành phần loài và chân đốt y học tại một số điểm dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn từ Ninh Bình đến Cao Bằng”, Báo cáo khoa học Viện Sốt rét - Kí sinh trùng - Côn trùng Trung ương.
Nguyễn Văn Châu, Phùng Xuân Bích và cộng sự (2006), “Thành phần loài và phân bố một số nhóm chân đốt y học ở đường Hồ Chí Minh, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn Quốc gia Cát Tiên”, Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 1-2007.
Nguyễn Văn Châu, Đỗ Sỹ Hiển, Nguyễn Thu Vân (2007), Động vật chí Việt Nam (16), Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, năm 2007.
Nguyễn Văn Châu, Phùng Xuân Bích và cộng tác viên (2006), “Thành phần loài và phân bố một số nhóm tiết túc y học tại một số điểm trên đường Hồ Chí Minh”, Công trình nghiên cứu khoa học (2001-2005), Viện Sốt rét - Kí sinh trùng - Côn trùng Trung ương, tập 2, tr. 251-264.
Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Mạnh Hùng, Hồ Đình Trung (2011), Thực hành kĩ thuật chân đốt y học, Nhà xuất bản Y học.
Lê Thành Đồng, Mai Đình Thắng và cộng sự (2010), “Xác định thành phần, phân bố một số loài ngoại ký sinh ở vườn Quốc gia Nam Cát Tiên và Bù Gia Mập”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 17, số 1 năm 2013, Nhà xuất bản Y học, trang 234-238.
Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (2008), Động vật chí Việt Nam, tập 25 Lớp thú, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, 2008.
Nguyễn Xuân Quang, Phạm Quang Luận (2015), “Tình hình nhiễm ngoại ký sinh (ve, mò, mạt và bọ chét) trên động vật nuôi và động vật hoang dại tại vùng rừng đặc dụng Đắk Hà, tỉnh Kon Tum”, Báo cáo khoa học toàn văn, Hội nghị ký sinh trùng học toàn quốc lần thứ 43, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, 31/3-01/4 năm 2016, Nhà xuất bản Tự
nhiên và công nghệ, tr. 199-203.
Đỗ Công Tấn và cộng sự (2012), “Nghiên cứu thành phần loài và phân bố mò (Trombiculidae) ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Khánh Hòa”, Báo cáo đề tài cơ sở tại hội đồng khoa học Viện sốt rét Sốt rét - Kí sinh trùng - Côn trùng
Quy Nhơn, năm 2012.
Đỗ Công Tấn và cộng sự (2010), “Nghiên cứu thành phần loài, mật độ ký sinh của mò (Trombiculadae) và hồi cứu bệnh sốt mò (Scrub tsutsugamushi) ở huyện Ninh Hòa và thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”, Tạp chí Y học thực hành, số 796.
Đào Văn Tiến, Bảng phân loại thú, Tổ Côn trùng Y học, Viện Sốt rét - Kí sinh trùng - Côn trùng Trung ương.
Wayne A Brown (2009), “Ten new species of chiggers (Acari: Trombiculidae) from bat hosts from the Philippines”, International Journal of Acarology, p: 147-166.