TÌNH HÌNH NHIỄM Rickettsia spp. TRÊN VẬT CHỦ VÀ NGOẠI KÍ SINH TRÙNG Ở ĐỊA BÀN ĐÓNG QUÂN MỘT SỐ ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI KHU VỰC PHÍA BẮC (TỪ 2021-2023)
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.295Từ khóa:
Rickettsia, real-time PCR, Rattus tanezumi, Lạng Sơn, Nghệ An, Hải Dương, Bắc GiangTóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tình hình nhiễm Rickettsia spp. trên vật chủ và ngoại kí sinh trùng thu thập ở địa bàn đóng quân một số đơn vị quân đội khu vực phía Bắc.
Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang 665 mẫu chuột và 211 mẫu ngoại kí sinh trùng (ve, mò, mạt, bọ chét) thu thập ở địa bàn đóng quân của 4 đơn vị cấp trung đoàn (khu vực các tỉnh: Lạng Sơn, Nghệ An, Hải Dương và Bắc Giang), từ năm 2021-2023.
Kết quả: Xác định được 10 loài chuột: Rattus tanezumi (40,5%), Rattus norvegicus (16,4%), Rattus losea (15,5%), Rattus molliculus (12,6%), Rattus nitidus (4,4%), Mus musculus (5,1%), Bandicota indica (2,7%), Suncus murinus (2,4%), Rattus sabunus (0,3%), Rattus argentiventer (0,2%). Điều tra thành phần loài ngoại kí sinh trùng trên chuột phát hiện 3 loài mò: L. deliense, As (L.) indica và Eutrombicula wichmanni; 2 loài mạt: L. (E.) sedlaceki và L. (L.) nuttalli; 1 loài bọ chét: X. cheopis. Trên các loài vật chủ khác (chó, mèo), thu được 2 loài bọ chét: Ctenocephalides orientis, C. felis felis và 1 loài ve trên bò Boophylus microplus. Xác định được 14/665 (2,1%) mẫu chuột và 15/52 (28,8%) mẫu gộp của 211 mẫu ngoại kí sinh trùng dương tính với Rickettsia spp. bằng kĩ thuật real-time PCR.
Tài liệu tham khảo
Lê Thị Lan Anh, Võ Viết Cường và cộng sự (2020), “Phát hiện DNA của vi khuẩn Rickettsia và Orientia tsutsugamushi trên động vật gặm nhấm và ngoại kí sinh trùng ở Hà Giang”, Tạp chí Công nghệ sinh học, 18(3): 543-552.
Aung A.K, Spelman D.W, Murray R.J (2014), “Rickettsial infections in Southeast Asia: implications for local populace and febrile returned travelers”, Am J Trop Med Hyg, 91: 451-460.
Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Mạnh Hùng, Hồ Đình Trung (2011), “Thực hành kĩ thuật chân đốt Y học”, Nhà xuất bản Y học.
Lê Thành Đồng, Đoàn Bình Minh (2017), “Xác định sự hiện diện các vi khuẩn gây bệnh trên ve, mò, mạt ở Nam Bộ - Lâm Đồng”, Tạp chí Y học dự phòng, tập 27, số 11:157-161.
Fang R, Blanton L.S, Walker D.H (2017), “Rickettsiae as emerging infectious agents”, Clin Lab Med, 37(2):383-400.
Gonwong S (2022), “Nationwide seroprevalence of scrub typhus, typhus, and spotted fever in young Thai men”, Am J Trop Med Hyg, 106(5): 1363-1369.
Guo S, Li G, Liu J et al. (2019), “Disprsal route of the Asian house rat (Rattus tanezumi) on mainland China: insights from microsatellite and mitochondrial DNA”. BMC Genet 20, 11 https://doi.org/10.1186/s12863-019-0714-3.
Hoàng Thị Hậu, Nguyễn Vũ Trung, Lê Thị Hội (2022), “Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng BN nhiễm Rickettsia tại một số bệnh viện khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ 5/2018-10/2019”, Tạp chí Nghiên cứu y học, số 151(3), 2022: 122-128.
Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung và cộng sự (2008), Lớp Thú - Mammalia. Động vật chí Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Kato C.Y, Chung I.H, Robinson L.K, et al. (2013), “Assessment of real-time PCR assay for detection of Ricketssia spp. and Rickettsia rickettsii in banked clinical samples”, J Clin Microbiol, 51(1): 314-317.
Trịnh Văn Toàn và cộng sự (2022), “Xác định thành phần loài, sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh Ricketssia SFG và Orientia tsutsugamushi trên chuột tại một số đơn vị bộ đội trên địa bàn Quân khu 2”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới số, 26: 101-109.
Nguyen Vu Trung, Le Thi Hoi, Tran Mai Hoa (2022), Systematic Surveillance of Rickettsial Diseases in 27 Hospitals from 26 Provinces throughout Vietnam, Trop Med Infect Dis. 7(6): 88.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Chấp nhận đăng 11-12-2023
Ngày xuất bản 12-12-2023