ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CẢI THIỆN MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN TIÊU HÓA CỦA BACIMIX VÀ LABMIX TRÊN CÁC BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 7
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.475Từ khóa:
Probiotic, rối loạn tiêu hóaTóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa của chế phẩm BaciMix và LabMix.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp nhãn mở ngẫu nhiên trên 80 bệnh nhân rối loạn tiêu hóa (gồm nhóm bệnh BAC: 40 bệnh nhân điều trị bằng BaciMix và nhóm bệnh LAB: 40 bệnh nhân điều trị bằng LabMix) và 80 bệnh nhân không rối loạn tiêu hóa (gồm nhóm chứng BAC: 40 bệnh nhân sử dụng BaciMix và nhóm chứng LAB: 40 bệnh nhân sử dụng LabMix), tại Bệnh viện Quân 7, từ tháng 3 đến tháng 9/2023.
Kết quả: Bệnh nhân đa số từ 60 tuổi trở lên (nhóm bệnh BAC: 82,5%, nhóm bệnh LAB: 60,0%, nhóm chứng BAC: 77,5% và nhóm chứng LAB: 70,0%); tỉ lệ bệnh nhân nam giới nhiều hơn so với nữ giới (nhóm bệnh BAC: 3/1; nhóm bệnh LAB: 1,67/1; nhóm chứng BAC: 2,33/1; nhóm chứng LAB: 2,33/1). Trên các bệnh nhân rối loạn tiêu hóa, hầu hết các triệu chứng lâm sàng đều giảm sau khi dùng chế phẩm BAC và LAB, khác biệt với p < 0,05 (trừ triệu chứng táo bón). Tình trạng loạn khuẩn trong phân giảm rõ rệt ở cả 2 nhóm bệnh và 2 nhóm chứng sau khi dùng chế phẩm BAC và LAB so với trước điều trị (khác biệt với p < 0,05).
Kết luận: Chế phẩm BaciMix và LabMix có tác dụng cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và cải thiện tình trạng loạn khuẩn phân so với trước điều trị.
Tài liệu tham khảo
1. Aureli P, Capurso L, Castellazzi A.M, et al (2011), “Probiotics and health: an evidence-based review”, Pharmacol Res., 63 (5): 366-76.
2. Ganguly N.K, Bhattaccharya S.K, Sesikeran B, et al (2011), “ICMR-DBT guidelines for evaluation of probiotics in food”, Indian J Med Res., 134 (1): 22-5.
3. Batatinha H, Tavares-Silva E, Leite G.S.F, et al (2020), “Probiotic supplementation in marathonists and its impact on lymphocyte population and function after a marathon: a randomized placebo-controlled double-blind study”, Sci Rep., 10 (1): 18777.
4. Nguyễn Thị Huyền, Trịnh Thị Thùy Linh, Nhữ Thị Hà và CS (2014), “Khảo sát thành phần vi sinh và các đặc tính probiotic của các sản phẩm men tiêu hóa trên thị trường”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 1: 65-72.
5. Schmulson M.J, Drossman D.A (2017), “What Is New in Rome IV”, J Neurogastroenterol Motil, 23 (2): 151-163.
6. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm.
7. Scholtens P.A, Alles M.S, Bindels J.G, et al (2006), “Bifidogenic effects of solid weaning foods with added prebiotic oligosaccharides: a randomised controlled clinical trial”, J Pediatr Gastroenterol Nutr, 42 (5): 553-9.
8. Bộ Y tế (2013), Quyết định số 26/QĐ-BYT ngày 03/01/2013 của Bộ Y tế, ban hành Hướng dẫn quy trình chuyên ngành kỹ thuật vi sinh y học, Vi hệ đường ruột, 51.
9. Phạm Văn Dũng, Nguyễn Văn Chuyên, Hoàng Văn Lý và CS (2023), “Nghiên cứu kết quả điều trị trĩ nội bằng phương pháp thắt vòng cao su qua nội soi hậu môn ống cứng, tại Bệnh viện Quân y 7”, Tạp chí Y học Quân sự, (363): 25-28.
10. Wilkins L.J., Monga M., and Miller A.W. (2019). Defining Dysbiosis for a Cluster of Chronic Diseases. Scientific Reports. 9(1): 12918.
11. Wang I.K, Wu Y.Y, Yang Y.F, et al (2015), “The effect of probiotics on serum levels of cytokine and endotoxin in peritoneal dialysis patients: a randomised, double-blind, placebo-controlled trial”, Benef Microbes, 6 (4): 423-30.
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Chấp nhận đăng 11-12-2024