KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ DỰ PHÒNG TÁI PHÁT XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA Ở 128 NGƯỜI BỆNH LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354

Các tác giả

  • Đỗ Đức Quân Bệnh viện Quân y 354

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.419

Từ khóa:

Xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày tá tràng, dự phòng tái phát

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả nhận thức về dự phòng tái phát xuất huyết tiêu hóa và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về dự phòng tái phát xuất huyết tiêu hóa của bệnh nhân loét dạ dày - tá tràng.

Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang 128 bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày - tá tràng, điều trị nội trú tại Khoa Tiêu hóa - Bệnh máu, Bệnh viện quân y 354. Xử lí số liệu số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.

Kết quả: Bệnh nhân chủ yếu là nam giới (65,63%); lứa tuổi ≥ 60 (50%); là cán bộ, viên chức (40,63%); có trình độ từ trung cấp trở lên (48,44%); bị xuất huyết tiêu hóa lần đầu (48,44%). Đa số bệnh nhân trả lời đúng về vai trò của phòng biến chứng xuất huyết tiêu hóa (87,5%) và các dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa (70,31%). Nhiều bệnh nhân có nhận thức chưa đúng về nguyên nhân gây loét dạ dày - tá tràng (73,44%) và các yếu tố gây loét dạ dày - tá tràng (85,16%). Nhận thức về xuất huyết tiêu hóa tốt hơn ở các bệnh nhân có học vấn từ trung cấp trở lên (OR= 6,0); bệnh nhân là cán bộ, viên chức (OR = 2,08); tuổi dưới 60 (OR = 1,81); bệnh nhân sống ở thành phố (OR = 3,73); bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa nhiều lần (OR = 2,32).

Tài liệu tham khảo

Ngô Quý Châu, Nguyễn Lân Việt (2018), Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Lê Chuyển (2007), Nghiên cứu tình hình viêm loét DDTT và thuốc điều trị trong nhân dân Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế, Thư viện Y khoa, tr. 10-11.

Lê Minh Hồng (2013), Khảo sát sự hiểu biết về chế độ ăn của người bệnh loét DDTT tại Khoa Nội, Bệnh viện 199, Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Trường Đại học dân lập Duy Tân.

Lê Nhật Huy, Nguyễn Văn Hương (2014), “Đánh giá kết quả điều trị nội soi can thiệp cấp cứu XHTH do loét dạ dày - hành tá tràng”, Tạp chí Y học thực hành, 902, tr. 33-36.

Hoàng Thị Lệ (2019), Thay đổi nhận thức về phòng tái phát của BN loét DDTT tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam năm 2019 sau giáo dục sức khỏe, Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

Nguyễn Thị Huyền Trang, Ngô Huy Hoàng (2017), “Thay đổi nhận thức về phòng tái phát bệnh của người bệnh loét DDTT sau can thiệp giáo dục tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2017”, Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 1 (1), tr. 28-34.

Nguyễn Thị Thu Trang, Phan Quốc Hùng, Nguyễn Ngọc Tuấn (2010), “Yếu tố nguy cơ XHTH cấp do viêm loét DDTT tại Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học, tháng 10, tr. 71-77.

Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2017), Chế độ ăn trong viêm loét dạ dày, tá tràng, https:// viendinhduong.vn/vi/dinh-duong-tiet-che/che-do-an-trong-viem-loet-da-day-ta-trang.html.

Hull D.H, Beale P.J (1985), Cigarette smoking and duodenal ulcer, Gut, 26 (12), pp. 1333-1337.

Kim J.J, Kim N, Lee B.H (2010), “Risk factors for development and recurrence of peptic ulcer disease”, Korean J. Gastroenterol Taehan Sohwagi Hakhoe Chi, 56 (4), pp. 220-228.

Santa M (2014), “Nutritional care in peptic ulcer”, Arq Bras Cir Dig, 27 (4), pp. 298-302.

Shahnooshi J.F, Anita D.S (2014), “Effectiveness of life style education in peptic ulcer patient”, World J. Pharm Res, 2, pp. 2880-2887.

Tải xuống

Đã Xuất bản

08.05.2024

Cách trích dẫn

Đỗ Đức Quân. (2024). KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ DỰ PHÒNG TÁI PHÁT XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA Ở 128 NGƯỜI BỆNH LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354. Tạp Chí Y học Quân sự, (369), 4. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.419
 Ngày nhận bài      10-03-2024
 Chấp nhận đăng  26-04-2024
 Ngày xuất bản      08-05-2024