TRƯỜNG HỢP CAN THIỆP DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH SỐC NHIỄM KHUẨN NẶNG, ĐƯỜNG VÀO TỪ VIÊM PHÚC MẠC DO THỦNG TẠNG RỖNG, TAI BIẾN SAU PHẪU THUẬT HÚT MỠ BỤNG

Các tác giả

  • Bùi Thị Duyên Bệnh viện Quân y 175
  • Mai Thị Hồng Lan Bệnh viện Quân y 175

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.478

Từ khóa:

Sốc nhiễm trùng, viêm phúc mạc, can thiệp dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 175

Tóm tắt

Mục tiêu: Giới thiệu trường hợp lâm sàng can thiệp dinh dưỡng điều trị hiệu quả bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn nặng, đường vào từ viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng, tai biến sau phẫu thuật hút mỡ bụng.

Đối tượng: Bệnh nhân nữ, 36 tuổi, chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn nặng, đường vào từ viêm phúc mạc toàn thể do thủng hồi tràng, đã phẫu thuật cắt đoạn hồi tràng, làm hậu môn nhân tạo, tổn thương đa cơ quan, viêm phổi tiến triển (ARDS) mức độ nặng, tràn khí-máu khoang màng phổi trái đã dẫn lưu, ngưng hô hấp tuần hoàn có hồi phục, sau phẫu thuật hút mỡ bụng, tái tạo thành bụng ngày thứ 3.

Kết quả: Bệnh nhân nhập viện với bệnh cảnh sốc nhiễm khuẩn diễn biến nặng, đe dọa tính mạng; xét nghiệm albumin: 16,4 g/l, ure: 9,2 mmol/l, creatinin: 112,5 µmol/l, Kali: 2,99 mmol/l, pH máu: 7,277, lactat:  9 mmol/l, bạch cầu: 0,9 K/µl, hồng cầu: 3,59 M/µl, Hb 10,5 g/dl. Trong 48 giờ đầu, huyết động chưa ổn định, cho bệnh nhân nhịn ăn hoàn toàn. Khi huyết động cải thiện, thực hiện nuôi dưỡng sớm đường tiêu hóa kết hợp tĩnh mạch theo nguyên tắc tăng dần năng lượng, đáp ứng phù hợp diễn biến bệnh. Ngày thứ 5, thực hiện nuôi dưỡng chủ yếu qua đường tĩnh mạch bằng sữa đạm bán thủy phân, năng lượng chuẩn 1 Kcal/ml, nhỏ giọt qua sonde bằng máy Epump tốc độ chậm 20 ml/giờ. Ngày thứ 7, thực hiện nuôi dưỡng đường tiêu hóa kết hợp tĩnh mạch, đạt 1.500 Kcal/ngày. Sau đó, tăng dần lượng dinh dưỡng đường tiêu hóa và giảm dinh dưỡng tĩnh mạch. Đến ngày 35, thực hiện nuôi dưỡng đường tiêu hóa hoàn toàn, năng lượng đạt 1.500 Kcal/ngày, đạm 1,2-1,5 g/kg/ngày. Ngày thứ 119, bệnh nhân tự ăn đồ mềm, ra viện với lâm sàng ổn định.

Tài liệu tham khảo

Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế (2018), Dinh dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học.

Lưu Ngân Tâm (2019), Hướng dẫn dinh dưỡng trong điều trị bệnh nhân nặng, Nhà xuất bản Y học, tr. 56-58, 62-65.

Viện Dinh dưỡng - Bộ Y Tế (2016), Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam.

Singer P et al (2023), “ESPEN guideline on clinical nutrion in the intensive care unit”, Clinical Nutrition, p. 1-19.

Singer P et al (2019), “ESPEN guideline on clinical nutrion in the intensive care unit”, Clinical Nutrition, p. 1-32.

Weimann A et al (2017), “ESPEN guideline: Clinical Nutrition in Surgery”, Clinical Nutrition 36; 2017, 623-50.

McClave S.A et al (2016), “Guidelines for the Provision and Assessment of Nutrition Support Therapy in the Adult Critically III Patient: Society of Critical Care Medicine (SCCM) and American Society for Pareneral and Enteral Nutrition (A.S.P.E.N)”, Journal of Pareneral and Enteral Nutrition, Volume 40 Number 2. 2016, 159-211.

Aileen Hill et al (2021), “Nutrition in the Intensive Care Unit-A Narative Review”, Nutrients, 2021, p. 5-11.

ASPEN.SCCM (2016), Guidelines for the provision and assessment of Nutrition support therapy in the Adult Critically ill Patient: Society of Critical care medicine and American Society for parenteral and Enteral Nutrition.

Rello, Marin Kollef, Emili Diaz, Alejandro Rodriguez (2023), Injectious Diseases in Critical Care/Jordi. p. 3.

Tải xuống

Đã Xuất bản

08.10.2024

Cách trích dẫn

Bùi Thị Duyên, & Mai Thị Hồng Lan. (2024). TRƯỜNG HỢP CAN THIỆP DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH SỐC NHIỄM KHUẨN NẶNG, ĐƯỜNG VÀO TỪ VIÊM PHÚC MẠC DO THỦNG TẠNG RỖNG, TAI BIẾN SAU PHẪU THUẬT HÚT MỠ BỤNG. Tạp Chí Y học Quân sự, (372), 20–25. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.478
 Ngày nhận bài      12-07-2024
 Chấp nhận đăng  05-10-2024
 Ngày xuất bản      08-10-2024