BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ PCT HUYẾT THANH VÀ MỐI TƯƠNG QUAN VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ TRÊN CÁC BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM KHUẨN, ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 4, QUÂN KHU 4

Các tác giả

  • Hải Nguyễn Thế Bệnh viện Quân y 4, Quân khu 4, Nghệ An
  • Nguyễn Huy Thắng Bệnh viện Quân y 4, Quân khu 4
  • Hoàng Văn Tường Bệnh viện Quân y 4, Quân khu 4
  • Trần Thế Vinh Bệnh viện Quân y 4, Quân khu 4

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.266

Từ khóa:

nồng độ PCT, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nồng độ procalcitonin huyết thanh trên các bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn; tìm hiểu mối tương quan giữa nồng độ procalcitonin huyết thanh với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nghiên cứu.

Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu mô tả cắt ngang trên 71 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn, điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Quân y 4, Quân khu 4.

Kết quả: Nồng độ procalcitonin ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tăng ngay tại thời điểm chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết/sốc nhiễm khuẩn, đạt đỉnh tại thời điểm sau đó 24 giờ rồi giảm dần ở các thời điểm ngày thứ 3, ngày thứ 7 sau chẩn đoán. Khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ procalcitonin giữa các bệnh nhân cấy máu dương tính với các bệnh nhân cấy máu âm tính; giữa các bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết với các bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn (p < 0,05). Nồng độ procalcitonin tại thời điểm chẩn đoán và sau đó 24 giờ ở các bệnh nhân tử vong cao hơn rõ rệt so với các bệnh nhân còn sống (p < 0,05). Tại thời điểm sau chẩn đoán 24 giờ, nồng độ procalcitonin ở ngưỡng 21,5 ng/mL có khả năng dự báo tử vong mức độ khá (AUC = 0,73), thấp hơn so với điểm SOFA (AUC = 0,8).

Tài liệu tham khảo

Bùi Thị Hồng Châu, Lê Xuân Trường, Trần Quang Bính (2010), “Giá trị của xét nghiệm PCT trong chẩn đoán NKH”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 1 (14), tr. 476-479.

Vũ Văn Đính (2005), “Sốc nhiễm khuẩn, Hồi sức cấp cứu toàn tập, Nhà xuất bản Y học, tr. 202-208.

Angus D.C, Linde-Zwirble W.T, Lidicker J, et al. (2001), “Epidemiology of severe sepsis in the United States: analysis of incidence, outcome, and associated costs of care”, Crit Care Med 29 (7), pp. 1303-1310.

Angus D.C, Van der Poll T (2013), “Severe Sepsis and Septic Shock”, The New England Journal of Medicine, 369 (9), pp. 840-851.

Azevedo J.R.A De, Czeczko N.G, et al. (2012), “PCT as a prognostic biomarker of severe sepsis and septic shock”, Rev Col Bras Cir, 39(6), pp. 456-61.

BalcI C, Sungurtekin H, Gürses E, et al. (2003), “Usefulness of procalcitonin for diagnosis of sepsis in the intensive care unit”, Critical Care, 7 (1), pp. 85-90.

Bhattacharjee P, Edelson D.P, Churpek M.M (2016), “Identifying Patients with Sepsis on the Hospital Ward”, Chest.

Tải xuống

Đã Xuất bản

08.09.2023

Cách trích dẫn

Nguyễn Thế, H., Nguyễn Huy Thắng, Hoàng Văn Tường, & Trần Thế Vinh. (2023). BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ PCT HUYẾT THANH VÀ MỐI TƯƠNG QUAN VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ TRÊN CÁC BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM KHUẨN, ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 4, QUÂN KHU 4. Tạp Chí Y học Quân sự, 365(365). https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.266
 Ngày nhận bài      09-08-2023
 Chấp nhận đăng  05-09-2023
 Ngày xuất bản      08-09-2023