NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN, ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354 (TỪ THÁNG 01/2021-7/2022)

Các tác giả

  • Lê Đình Nam Bệnh viện Quân y 354
  • Trần Quốc Thắng Bệnh viện Quân y 354
  • Nguyễn Đình Thích Bệnh viện Quân y 354

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.261

Từ khóa:

Sốc nhiễm khuẩn, yếu tố tiên lượng tử vong, Vân tím

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn và tìm hiểu một số yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn.

Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang 63 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, từ 18 tuổi trở lên, điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Quân y 354, từ tháng 01/2021 đến 7/2022.

Kết quả: Bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn nghiên cứu có đường vào chủ yếu từ đường hô hấp (31,75%) và tiêu hóa (33,33%); tỉ lệ cấy máu dương tính chiếm 41,27% và tỉ lệ tử vong cao (53,97%). Các yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn bao gồm: vân tím, thở máy, huyết áp trung bình dưới 65 mmHg, số lượng tiểu cầu giảm (≤ 100 G/l), tỉ lệ prothrombin giảm (≤ 70%), toan máu, tăng lactat máu (≥ 4 mmol/l), tăng procalcitonin ( 48,09 ng/mL) và NT-proBNP (5.027,91 pg/mL); điểm SOFA cao ( 13.13) và số tạng suy nhiều ( 3 cơ quan) thì tiên lượng tử vong cao.

Tài liệu tham khảo

Singer M, Deutschman C.S, et al. (2016), “The Third International Consensus Definitionsfor Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3)”, JAMA, 315 (8): 801-810.

Vũ Văn Đính (2003), “Sốc nhiễm khuẩn”, trong: Hồi sức cấp cứu toàn tập, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 202-209.

Phạm Đăng Hải và CS (2018), “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, tập 14- số đặc biệt 6/2019. tr. 76-82.

Bùi Thị Hương Giang (2016), Nghiên cứu một số thông số huyết động và chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

Bouadma L, Luyt C.E, Tubach F, et al. (2010), “Use of procalcitonin to reduce patients’ exposure to antibiotics in intensive care units (PRORATA trial): a multicentre randomised controlled trial”, Lancet, 375 (9713), 463-474.

Per Hildebrandt, et al. (2010), “Age-dependent values of N-terminal pro-B-type natriuretic peptide are superior to a single cut-point for ruling out suspected systolic dysfunction in primary care”, European Heart Journal, Vol. 31 (15) 1881-1889.

Trần Văn Quý (2019), Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đai học Y Hà Nội.

Artero A, Zaragoza R, Camarena J.J, et al. (2010), “Prognostic factors of mortality in patients with community - acquired bloodstream infection with severe sepsis and septic shock”, Journal of Critical Care, 25(2), 276-281.

Beck V, Chateau D, Bryson G.L et al. (2014), “Timing of vasopressor initiation and mortality in septic shock: a cohort study”, Critical care, 18(3), R97. ֎

Tải xuống

Cách trích dẫn

Lê Đình Nam, Trần Quốc Thắng, & Nguyễn Đình Thích. (2023). NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN, ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354 (TỪ THÁNG 01/2021-7/2022). Tạp Chí Y học Quân sự, 365(365). https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.261
 Ngày nhận bài      07-08-2023
 Ngày xuất bản      08-09-2023