ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN HỌC VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU, BỆNH VIỆN QUÂN Y 354, TỪ 2020-2022
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.421Từ khóa:
Nhiễm khuẩn, kháng sinh, kháng sinh đồTóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn gây bệnh và tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn, nhận xét kết quả điều trị kháng sinh.
Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 181 bệnh nhân nhiễm khuẩn, điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Quân y 354, từ tháng 01/2020 đến 12/2022. Bệnh nhân đều có bệnh phẩm nuôi cấy vi khuẩn dương tính và có làm kháng sinh đồ.
Kết quả: Vị trí nhiễm khuẩn chủ yếu là đường hô hấp (viêm phổi - chiếm 45,3%). Vi khuẩn Gram âm là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu, trong đó A. baumannii chiếm tỉ lệ cao nhất (35,4%). Vi khuẩn Gram dương gây bệnh chủ yếu là S. aureus (10,5%). Trong các vi khuẩn đa kháng, A. baumannii nhạy cảm với colistin; P. aeruginosa nhạy cảm với piperacillin + tazobactam; K. pneumoniae tương đối nhạy cảm với các carbapenem và fosmycin; tụ cầu vàng kháng Methicillin nhạy cảm hoàn toàn với vancomycin và linezolid. 60,8% bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện điều trị kháng sinh khởi đầu không phù hợp, đồng thời các bệnh nhân này có số ngày điều trị, tỉ lệ sốc nhiễm khuẩn và tỉ lệ tử vong cao hơn nhóm được điều trị kháng sinh phù hợp.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn T.T, Vương X.T, Nguyễn, Q.T (2023), “Tình hình nhiễm khuẩn của bệnh nhân mới vào Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai năm 2021-2022”, Tạp chí Y học Việt Nam, 523 (2).
Bộ Y Tế (2021), Tài liệu đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, cập nhật tháng 7/2021.
Vũ Tuấn Dũng, Đặng Quốc Tuấn (2021), “Tình hình nhiễm vi khuẩn Gram âm ở bệnh nhân mới vào Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai năm 2020-2021”, Tạp chí Y học Việt Nam, 2021; 507(2).
Phạm Hồng Nhung, Đào Xuân Cơ, Bùi Thị Hảo, “Mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các trực khuẩn Gram âm phân lập tại Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Nghiên cứu y học, 109 (4):1-8.
Trần Nhật Minh (2018), Phân tích đặc điểm lâm sàng, vi sinh và phác đồ điều trị nhiễm khuẩn do Klebsiella Pneumoniae tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
Bùi Hồng Giang (2013), Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn và điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai năm 2012, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
Hamouche E, Sarkis DK (2012), “Evolution of susceptibility to antibiotics of Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa and Acinetobacter baumanii, in a University Hospital Center of Beirut between 2005 and 2009”, Pathol Biol (Paris), 2012; 60 (3):e 15-20.
Vincent J.L, Sakr Y, Singer M, et al (2020), “Prevalence and Outcomes of Infection Among Patients in Intensive Care Units in 2017”, JAMA, 2020; 323 (15): 1478-1487.
Antimicrobial resistance in the EU/EEA (EARS-Net) - Annual Epidemiological Report for 2019, European Centre for Disease Prevention and Control, Published November 18, 2020. Accessed November 24, 2022.
Ruppe E.S, Woerther P.L, Barbier F (2015), “Mechanisms of antimicrobial resistance in Gram-negative bacilli”, Ann Intensive Care, 2015; 5:21. Doi: 10.1186/s13613-015-0061-0.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Chấp nhận đăng 23-04-2024
Ngày xuất bản 08-05-2024