TỈ LỆ MANG NÃO MÔ CẦU VÙNG HẦU HỌNG VÀ SỰ NHẠY CẢM VỚI KHÁNG SINH DỰ PHÒNG Ở 300 CHIẾN SĨ MỚI NHẬP NGŨ, NĂM 2023
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.391Từ khóa:
Não mô cầu, chiến sĩ mới, nhạy cảm kháng sinhTóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ người lành mang vi khuẩn não mô cầu không triệu chứng và tính nhạy cảm của vi khuẩn tìm được đối với một số loại kháng sinh thông thường.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 300 chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2023. Lấy mẫu nhày họng lần 1 ngay sau khi chiến sĩ mới nhập ngũ về đơn vị (chưa sử dụng kháng sinh) và lần 2 sau khi chiến sĩ uống Azithromycine dự phòng 28 ngày để đánh giá hiệu quả sử dụng kháng sinh. Tất cả các mẫu dương tính được làm kháng sinh đồ để đánh giá khả năng nhạy cảm với các loại kháng sinh phòng não mô cầu (Azithromycin, Ciprofloxaxin, Rifamicin, Ceftriaxone).
Kết quả: Trên nhóm nghiên cứu, tỉ lệ mang vi khuẩn não mô cầu không triệu chứng trước khi sử dụng kháng sinh là 3,0% (9 mẫu); sau khi sử dụng kháng sinh 28 ngày là 1,0% (3 mẫu). Kháng sinh đồ thể hiện vi khuẩn còn nhạy cảm với các kháng sinh Azithromycin, Ciprofloxaxin, Rifamycin, Ceftriaxone.
Tài liệu tham khảo
Serra L, Presa J, Christensen H, et al. (2020), “Carriage of Neisseria Meningitidis in low and middle income countries of the Americas and Asia: A review of the literature”, Infectious Diseases and Therapy, 9(2), 209-240.
Cartwright K (2001), “Microbiology and laboratory diagnosis”, Meningococcal Disease: Methods and Protocols. Humana Press, Totowa, NJ, 1-8.
WHO (2023), Defeating Meningitis by 2030.
Phạm Thị Hoan, Võ Thị Trang Đài, Phan Văn Thành và cộng sự (2013), “Sự phân bố các nhóm huyết thanh và tỉ lệ nhạy cảm kháng sinh của NMC trên tân binh tại các doanh trại quân đội khu vực phía Nam Việt Nam năm 2012-2013”, Tạp chí Y học Dự phòng, 23(10), 265-269.
Sidorenko S, Zakharenko S, Lobzin Y, et al. (2019), “Observational study of nasopharyngeal carriage of Neisseria meningitidis in applicants to a military academy in the Russian Federation”, International Journal of Infectious Diseases, 81, 12-16.
Yezli S, Yassin Y, Mushi A, et al. (2022), “Carriage of Neisseria meningitidis among Umrah Pilgrims: Circulating serogroups and antibiotic resistance”, IDR, 15, 4685-4696.
Rostamian M, Chegene Lorestani R, Jafari S, et al. (2022), “A systematic review and meta-analysis on the antibiotic resistance of Neisseria meningitidis in the last 20 years in the world”, Indian Journal of Medical Microbiology, 40(3), 323-329.
Khademi F, Sahebkar A (2019), “Antibiotic resistance of Neisseria species in Iran: A systematic review and meta-analysis”, Asian Pac J Trop Med, 12(1), 8.