BÁO CÁO CA BỆNH SỐC NHIỄM KHUẨN NÃO MÔ CẦU NHÓM HUYẾT THANH W135

Các tác giả

  • Nguyễn Kiên Cường Viện Y học dự phòng Quân đội
  • Vũ Viết Sáng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trịnh Thanh Hiệp Viện Pháp y Quân đội
  • Nguyễn Duy Hà Viện Y học dự phòng Quân đội

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.622

Từ khóa:

Sốc nhiễm khuẩn, não mô cầu, Neisseria meningitidis

Tóm tắt

Nhiễm khuẩn do não mô cầu là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn não mô cầu (tên khoa học: Neisseria meningitidis). Bệnh biểu hiện đa dạng với nhiều thể bệnh từ nhiễm khuẩn không triệu chứng đến nhiễm khuẩn thông thường và nhiễm khuẩn nặng, thậm chí sốc nhiễm khuẩn đẫn đến tử vong. Các nhóm huyết thanh gây dịch não mô cầu tại các đơn vị trong toàn quân gặp chủ yếu là Neisseria meningitidis nhóm B; rất hiếm gặp nhóm W135. Các triệu chứng điển hình thường có sốt, hội chứng màng não (+), ban xuất huyết hoại tử và xét nghiệm vi sinh vật phát hiện N. meningitidis trong máu và/hoặc dịch não tủy. Chẩn đoán sớm và điều trị kháng sinh kịp thời làm giảm tỉ lệ tử vong do bệnh gây ra. Chúng tôi báo cáo một ca bệnh hiếm gặp, là trường hợp bệnh nhân nam giới, 24 tuổi, tiền sử khỏe mạnh; triệu chứng ban đầu đau bụng, nôn, sốt, xuất hiện tử ban, chẩn đoán xác định sốc nhiễm khuẩn do não mô cầu nhóm W135. Các biện pháp điều trị tích cực cho bệnh nhân được thực hiện đầy đủ, kịp thời, song bệnh nhân tử vong rất nhanh (sau 32 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên). Thông qua ca bệnh, có một số khuyến cáo dành cho tuyến quân y đơn vị trước một ca bệnh không điển hình, hiếm gặp do não mô cầu gây ra.

Tài liệu tham khảo

1. Cục Quân y (2024), Sổ tay phòng, chống nhiễm khuẩn NMC, Tài liệu dành cho cán bộ, chiến sĩ và quân y đơn vị.

2. Cục Quân y (2022), Hướng dẫn phòng, chống dịch nhiễm khuẩn NMC, Hướng dẫn số 138/HD-QY ngày 14/01/2022.

3. Lê Văn Đông (2024), “Phát hiện, xử trí và phòng, chống bệnh nhiễm khuẩn não mô cầu”, Tạp chí Y học Quân sự, 373: 3-6.

4. Birrell M.T, et al (2021), “Clinical manifestations of invasive meningococcal disease in Victoria with the emergence of serogroup W and serogroup Y Neisseria meningitidis”, Intern Med J, 51 (3): 390-397.

5. Bertrand-Gerentes I, et al (2023), “Range of Clinical Manifestations Caused by Invasive Meningococcal Disease Due to Serogroup W: A Systematic Review”, Infect Dis Ther, 12 (10): 2337-2351.

6. Glimåker M, et al (2015), “Adult Bacterial Meningitis: Earlier Treatment and Improved Outcome Following Guideline Revision Promoting Prompt Lumbar Puncture”, Clinical Infectious Diseases, 60 (8):1162-1169.

7. Kahn A, Brachet E, Blum D (1981), “Mechanisms of acute pulmonary edema during meningococcal shock in children (author's transl)”, Sem Hop, 57 (45-46): 1925-1929.

8. McGill F, et al (2016), “The UK joint specialist societies guideline on the diagnosis and management of acute meningitis and meningococcal sepsis in immunocompetent adults”, J Infect, 72 (4): 405-438.

9. Pathan N, Faust S.N, Levin M (2003), “Pathophysiology of meningococcal meningitis and septicaemia”, Arch Dis Child, 88 (7): 601-607.

10. Rouphael N.G and Stephens D.S (2012), “Neisseria meningitidis: biology, microbiology, and epidemiology”, Methods Mol Biol, 799:1-20.

11. Sáfadi M.A, Berezin E.N, Arlant L.H (2014), “Meningococcal Disease: Epidemiology and Early Effects of Immunization Programs”, J Pediatric Infect Dis Soc, 3 (2): 91-93.

12. Sanz Álvarez D, Blázquez Gamero D, Ruiz Contreras J (2011), “Abdominal acute pain as initial symptom of invasive meningococcus serogroup A illness”, Arch Argent Pediatr, 09 (2): 39-41.

13. The Nguyen P.N, et al (2023), “Review of the epidemiology, diagnosis and management of invasive meningococcal disease in Vietnam”, Human Vaccines & Immunotherapeutics, 19 (1): p. 2172922.

14. Trotter C.L, et al (2002), “Fatal outcome from meningococcal disease-an association with meningococcal phenotype but not with reduced susceptibility to benzylpenicillin”, J Med Microbiol, 51 (10): 855-860.

15. Von Gottberg A, et al (2008), “Emergence of Endemic Serogroup W135 Meningococcal Disease Associated with a High Mortality Rate in South Africa”, Clinical Infectious Diseases, 46 (3): 377-386.

16. Wu M.Y, et al (2020), “Neisseria meningitidis Induced Fatal Waterhouse-Friderichsen Syndrome in a Patient Presenting With Disseminated Intravascular Coagulation and Multiple Organ Failure”, Brain Sci, 10 (3).

Đã Xuất bản

14.04.2025

Cách trích dẫn

Nguyễn Kiên, C., Vũ Viết, S., Trịnh Thanh, H., & Nguyễn Duy, H. (2025). BÁO CÁO CA BỆNH SỐC NHIỄM KHUẨN NÃO MÔ CẦU NHÓM HUYẾT THANH W135. Tạp Chí Y học Quân sự, (364). https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.622

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
 Ngày nhận bài      01-04-2025

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả