ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ CẮT CUỐNG VẠT TRÁN SỚM, ĐIỀU TRỊ 21 BỆNH NHÂN KHUYẾT PHẦN MỀM MŨI, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Các tác giả

  • Ngô Thế Mạnh Bệnh viện Quân y 103
  • Nguyễn Hải An Bệnh viện Quân y 103

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.476

Từ khóa:

Khuyết phần mềm vùng mũi, vạt trán

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng và kết quả cắt cuống vạt trán sớm trong điều trị tổn khuyết phần mềm mũi.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu, can thiệp lâm sàng không nhóm chứng trên 21 bệnh nhân có tổn thương khuyết phần mềm mũi, điều trị phẫu thuật tạo hình bằng vạt trán, tại Bệnh viện Quân y 103,  từ tháng 6/2016 đến tháng 10/2023.

Kết quả: Vị trí tổn khuyết phần mềm hay gặp là cánh mũi (35,48%) và đầu mũi (32,26%). Tỉ lệ bệnh nhân có tổn khuyết phần mềm kích thước từ 2 cm2 trở lên là 90,48%; cắt cuống vạt sau 10-14 ngày là 66,67%. Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân là 15,9 ± 5,3 ngày. Tỉ lệ bệnh nhân có vạt da sống hoàn toàn là 90,48%; có vạt da che phủ đủ và theo đơn vị là 95,24%; không gặp biến chứng là 90,48%; liền vết mổ kì đầu là 90,48%. Có 95,2% bệnh nhân đạt kết quả phẫu thuật tốt và khá. Tập vạt, cắt cuống vạt sớm giúp giảm thời gian điều trị và chi phí.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Huy Thọ (2004), Đánh giá kết quả điều trị khuyết cánh mũi, trụ vách mũi bằng ghép tự do mảnh ghép phức hợp sụn vành tai, Trường Đại học Y Hà Nội.

2. Bùi Văn Cường (2014), Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình tổn thương khuyết đầu mũi, cánh mũi, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

3. Chen C.L, Most S.P, Branham G.H et al (2019), “Postoperative Complications of Paramedian Forehead Flap Reconstruction”, JAMA Facial Plast Surg, 21(4), pp. 298-304.

4. Bạch Minh Tiến (2002), Đánh giá kết quả sử dụng vạt trán và vạt rãnh mũi má trong điều trị tổn khuyết phần mềm vùng mũi, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

5. J.S Yong, J.J Christophel, S.S Park (2014), “Repair of intermediate-size nasal defects: a working algorithm”, JAMA Otolaryngol Head Neck Surg, 140 (11), pp. 1027-33.

6. Ngô Thế Mạnh (2022), Nghiên cứu điều trị tổn khuyết mũi bằng các vạt da vùng trán có cuống mạch nuôi, Luân án tiến sĩ, Viện Nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108.

Tải xuống

Đã Xuất bản

31.12.2024

Cách trích dẫn

Ngô Thế Mạnh, & Nguyễn Hải An. (2024). ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ CẮT CUỐNG VẠT TRÁN SỚM, ĐIỀU TRỊ 21 BỆNH NHÂN KHUYẾT PHẦN MỀM MŨI, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103. Tạp Chí Y học Quân sự, (373), 13–16. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.476

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
 Ngày nhận bài      08-07-2024
 Chấp nhận đăng  09-12-2024
 Ngày xuất bản      31-12-2024

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả