ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 38 BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG TẦNG GIỮA MẶT CÓ TỔN THƯƠNG CUNG RĂNG HÀM TRÊN

Các tác giả

  • Vũ Văn Thuyên Bệnh viện Quân y 354
  • Lê Mạnh Cường Bệnh viện Quân y 103
  • Ngô Thế Mạnh Bệnh viện Quân y 103
  • Trương Uyên Cường Bệnh viện Quân y 103

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.471

Từ khóa:

Gãy tầng giữa mặt, tổn thương cung răng hàm trên, Bệnh viện Quân y 103

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính gãy xương tầng giữa mặt có tổn thương cung răng hàm trên.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu can thiệp lâm sàng theo dõi dọc không đối chứng trên 38 bệnh nhân gãy xương tầng giữa mặt có tổn thương cung răng hàm trên, điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 10/2022-5/2024.

Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân nam giới/nữ giới là 4,4/1; bệnh nhân từ 18-40 tuổi chiếm 73,7%; bệnh nhân chấn thương do tai nạn giao thông chiếm 97,4 %. Triệu chứng lâm sàng hay gặp là đau chói vùng gò má - hàm trên (100%), há miệng hạn chế (89,5%), bầm tím quanh ổ mắt (89,5%), mất liên tục xương (68,4%), mặt sưng nề, biến dạng (73,7%). Có 73,7% bệnh nhân mất liên tục cung răng theo một chiều không gian (trên - dưới, gần - xa, ngoài - trong); 100% bệnh nhân có sai khớp cắn; 89,5% bệnh nhân chỉ cắn chạm 1 vùng má khi há ngậm miệng; 52,7% bệnh nhân có mức há miệng từ 2-3,5 cm. Trên phim chụp cắt lớp vi tính, hình ảnh gãy xương kết hợp hay gặp là trụ gò má - hàm trên (100%), thành trước xoang hàm trên (100%), bờ dưới ổ mắt (94,7%), thành sau ngoài xoang hàm trên (89,5%); hình thái phổ biến là gãy phức hợp gò mà cung tiếp - hàm trên bên phải (60,5%) và bên trái (55,3%).

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính gãy xương tầng giữa mặt có tổn thương cung răng hàm trên.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu can thiệp lâm sàng theo dõi dọc không đối chứng trên 38 bệnh nhân gãy xương tầng giữa mặt có tổn thương cung răng hàm trên, điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 10/2022-5/2024.

Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân nam giới/nữ giới là 4,4/1; bệnh nhân từ 18-40 tuổi chiếm 73,7%; bệnh nhân chấn thương do tai nạn giao thông chiếm 97,4 %. Triệu chứng lâm sàng hay gặp là đau chói vùng gò má - hàm trên (100%), há miệng hạn chế (89,5%), bầm tím quanh ổ mắt (89,5%), mất liên tục xương (68,4%), mặt sưng nề, biến dạng (73,7%). Có 73,7% bệnh nhân mất liên tục cung răng theo một chiều không gian (trên - dưới, gần - xa, ngoài - trong); 100% bệnh nhân có sai khớp cắn; 89,5% bệnh nhân chỉ cắn chạm 1 vùng má khi há ngậm miệng; 52,7% bệnh nhân có mức há miệng từ 2-3,5 cm. Trên phim chụp cắt lớp vi tính, hình ảnh gãy xương kết hợp hay gặp là trụ gò má - hàm trên (100%), thành trước xoang hàm trên (100%), bờ dưới ổ mắt (94,7%), thành sau ngoài xoang hàm trên (89,5%); hình thái phổ biến là gãy phức hợp gò mà cung tiếp - hàm trên bên phải (60,5%) và bên trái (55,3%).

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Ngọc Lan (2014), Nghiên cứu chức năng nhai trên BN sau điều trị gãy xương hàm trên Le Fort I, Le Fort II và gò má cung tiếp, Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

2. Đỗ Xuân Hợp (1971), Giải phẫu đầu mặt cổ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 63-186.

3. Trần Văn Trường, Trương Mạnh Dũng (2000), “Tình hình chấn thương hàm mặt tại Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội trong 11 năm (1988-1998) trên 2.149 BN”, Tạp chí Y học Việt Nam, 10:27-36.

4. Majambo M.H, Sasi R.M, Mumena C.H, et al (2013), “Prevalence of Oral and Maxillofacial Injuries among Patients Managed at a Teaching Hospital in Rwanda”, Rwandaj.healthsci, 2(2):20-24.

5. Cláudio Maranhaxo P et al (2011), “Epidemiology of maxillofacial injuries at a regional hospital in Goiania, Brazil, between 2008 and 2010”, RSBO, 8(4):381 - 385.

6. Engin D Arslan et al (2004), “Assessment of maxillofacial trauma in Emergency Department”, World J Emergency Surg; 9: 13-19.

Đã Xuất bản

17.02.2025

Cách trích dẫn

Vũ Văn, T., Lê Mạnh Cường, Ngô Thế Mạnh, & Trương Uyên Cường. (2025). ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 38 BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG TẦNG GIỮA MẶT CÓ TỔN THƯƠNG CUNG RĂNG HÀM TRÊN. Tạp Chí Y học Quân sự, (364). https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.471

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
 Ngày nhận bài      26-06-2024
 Chấp nhận đăng  27-08-2024