KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VỠ XOANG HÀM TRÊN BẰNG PHẪU THUẬT MỞ, KẾT HỢP ĐẶT BÓNG SONDE FOLEY Ở 31 BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG GÃY XƯƠNG TẦNG GIỮA MẶT
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.55Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật mở, kết hợp đặt bóng sonde Foley điều trị vỡ xoang hàm trên trong chấn thương gãy xương tầng giữa mặt.
Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng 31 bệnh nhân vỡ xoang hàm trên trong chấn thương gãy xương tầng giữa mặt, điều trị tại Khoa Hàm mặt - tạo hình, Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 5/2021 đến tháng 5/2022.
Kết quả: Bệnh nhân trung bình 32,14 ± 13,18 tuổi, có 87,0% bệnh nhân từ 16-49 tuổi, tỉ lệ bệnh nhân nam/nữ = 5,2/1. Kết quả điều trị gần: về chức năng, 87,1% bệnh nhân có kết quả tốt, 12,9% bệnh nhân có kết quả khá; về phục hồi xương - thẩm mĩ: 83,9% bệnh nhân có kết quả tốt, 16,1% bệnh nhân có kết quả khá. Kết quả xa: về chức năng, 96,8% bệnh nhân có kết quả tốt, 3,2% bệnh nhân có kết quả khá; về phục hồi xương - thẩm mĩ: 83,9% bệnh nhân có kết quả tốt, 16,1% bệnh nhân có kết quả khá. Biến chứng sau mổ: không bệnh nhân nào biểu hiện viêm xoang, viêm rò vết mổ.
Tài liệu tham khảo
Đỗ Thành Trí (2013), Nghiên cứu và đánh giá kết quả điều trị tổn thương xoang hàm trong chấn thương tầng giữa mặt bằng phẫu thuật nội soi kết hợp nắn chỉnh xương, Luận án tiến sĩ y học, Viện Nghiên cứu Khoa học Y dược lâm sàng 108.
Nguyễn Thị Quỳnh Lan (1998), Kết quả điều trị vỡ xoang hàm do chấn thương tại Trung tâm Tai mũi họng thành phố Hồ Chí Minh, 1991-1997, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Lê Đăng Thuyết (2017), Đánh giá kết quả điều trị tổn thương sàn ổ mắt trong chấn thương tầng giữa mặt bằng phẫu thuật kết hợp đặt bóng sonde Foley xoang hàm trên, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Học viện Quân y.
Mario F.G (2011), “Orbital Wall Reconstruction with Titanium Mesh: Retrospective Study of 24 Patients”, Craniomaxillofac Trauma Reconstruction, 4, pp. 151-156.
Taicher S, Ardekian L, Samet N, Shoshani I, Kafe L (1993), “Recovery of the infraorbital nerve after zygomatic complex fractures: a preliminary study of different treatment methods”, Int. J. Oral Maxillofac, Surg 22, pp. 339-341.
Norgaard J.O (1976), “Persistent sensory disturbances and diplobia following fracture of the zygoma”, Arch Otolaryngol, (102), pp. 80-82.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Ngày xuất bản 28-04-2023