ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ X QUANG RĂNG VĨNH VIỄN TRƯỚC ĐIỀU TRỊ CHE TỦY TRỰC TIẾP BẰNG MTA, TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

Các tác giả

  • Nguyễn Duy Chiến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Ngọc Ngôn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trương Uyên Cường Bệnh viện Quân y 103
  • Lê Mạnh Cường Bệnh viện Quân y 103

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.463

Từ khóa:

Che tủy trực tiếp, răng vĩnh viễn, Mineral trioxide aggregate

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang của răng vĩnh viễn trước khi điều trị che tủy trực tiếp bằng Mineral trioxide aggregate (MTA), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả lâm sàng trên 35 bệnh nhân có răng vĩnh viễn tổn thương hở tủy, khám và điều trị tại Khoa Răng miệng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 5/2023 đến tháng 5/2024.

Kết quả: Bệnh nhân trung bình 55,0 ± 13,0 tuổi, nhóm tuổi trên 60 chiếm đa số (42,9%). Phần lớn bệnh nhân là nữ giới (60,0%), tổn thương hở tủy răng vĩnh viễn nguyên nhân do sâu răng (74,3%), răng tổn thương ở cung răng hàm trên (60,0%) và ở nhóm răng hàm lớn (62,9%). Vị trí tổn thương trên răng hay gặp nhất là tổn thương phối hợp (31,4%) hoặc tổn thương mặt nhai (28,5%). Trước điều trị, 42,9% bệnh nhân thấy đau khi gõ ngang răng, 100% bệnh nhân thử điện cho kết quả dương tính, 88,6% bệnh nhân đau mức độ vừa và nhẹ; điểm đau trung bình theo thang điểm VAS là 1,69 ± 1,16 điểm. Không trường hợp nào có tổn thương chóp răng, bị nội tiêu, hoặc bị giãn dây chằng nha chu trước điều trị.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Mạnh Hà (2010), Sâu răng và các biến chứng, Nhà xuất bản Giáo dục, 2010: tr. 65-70.

2. Awawdeh L, Hemaidat K, Al-Omari W (2017), “Higher maximal occlusal bite force in Endodontically Treated Teeth Versus Vital Contralateral Counterparts”, J. Endod, 2017, 43 (6): 871-875.

3. Brizuela C, et al (2017), “Direct pulp capping with calcium hydroxide, MTA and biodentine in permanent young teeth with caries: A randomized clinical trial", J Endod, 2017, 43 (11): 1776-1780.

4. Đào Thị Hằng Nga (2015), Nghiên cứu điều trị nội nha ở răng vĩnh viễn chưa đóng cuống bằng MTA, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

5. Bùi Huỳnh Anh (2019), Nghiên cứu hiệu quả che tủy răng trực tiếp của xi măng calci silicat, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Ngọc Nguyệt Minh và cộng sự (2019), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả che tủy gián tiếp bằng biodentine trên răng vĩnh viễn có viêm tủy hồi phục tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2018-2019”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 19: 1-7.

Đã Xuất bản

15.04.2025

Cách trích dẫn

Nguyễn, C., Trần Ngọc Ngôn, Trương Uyên Cường, & Lê Mạnh Cường. (2025). ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ X QUANG RĂNG VĨNH VIỄN TRƯỚC ĐIỀU TRỊ CHE TỦY TRỰC TIẾP BẰNG MTA, TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108. Tạp Chí Y học Quân sự, (364). https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.463

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
 Ngày nhận bài      11-06-2024
 Chấp nhận đăng  02-07-2024