NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM KHÔ MẮT TĂNG BỐC HƠI DO RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TUYẾN MEIBOMIUS, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.306Từ khóa:
Khô mắt, tăng bốc hơi, rối loạn chức năng tuyến MeibomiusTóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm khô mắt tăng bốc hơi do rối loạn chức năng tuyến Meibomius.
Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 60 bệnh nhân với 120 mắt bị khô mắt tăng bốc hơi do rối loạn chức năng tuyến Meibomius, điều trị tại Khoa Mắt, Bệnh viện Quân y 110, từ tháng 01/2021 đến tháng 3/2023.
Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân nữ/nam ≈ 1,7/1. Chủ yếu bệnh nhân khô mắt trên 60 tuổi (55,00%); nghề nghiệp là nông dân (43,33%); tiền sử phẫu thuật mắt (50,83%), sử dụng thuốc chống viêm kéo dài (27,50%) và thuốc kháng histamin (25,00%). Triệu chứng cơ năng trên 120 mắt bị khô mắt gồm cộm (81,67%), chảy nước mắt (70,00%), khô rát mắt (50, 83%), mỏi mắt (48,33%) và nhòe mắt (34,17%). Triệu chứng thực thể: 39,17% mắt có thời gian phá vỡ màng phim nước mắt dưới 5 giây, 32,5% có thời gian chế tiết nước mắt dưới 10 mm. 50,00% mắt có tổn thương trên bề mặt giác mạc các mức độ (trong đó tổn thương độ 1: 29,17%; độ 2: 16,67% và độ 3: 4,16%). 80,83% mắt có tổn thương viêm bờ mi, 62,5% tắc lỗ đổ ra tuyến Meibomius và 37,5% mắt giảm số lượng tuyến Meibomius các mức độ.
Tài liệu tham khảo
Belmonte C, et al (2007), “TFOS DEWS II pain and sensation report”, The ocular surface, 15 (3): p. 404-437.
Nguyễn Đình Ngân (2012), “Nghiên cứu sử dụng huyết thanh tự thân dạng TGM điều trị khô mắt mức độ trung bình và nặng”, Tạp chí Y dược học Quân sự, 7: 144-150.
H.T Nga (2014), Đánh giá kết quả điều trị khô mắt vừa và nặng bằng huyết thanh tự thân tra mắt, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
Bron A.J, et al (2017), “TFOS DEWS II pathophysiology report”, The ocular surface, 15 (3): p. 438-510.
Craig J.P, et al (2017), “TFOS DEWS II definition and classification report”, The ocular surface, 15(3): p. 276-283.