NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI 2, BỆNH VIỆN QUÂN Y 211

Các tác giả

  • Hồng Bạch Thị BVQY211

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.275

Từ khóa:

Rối loạn điện giải, bệnh mạn tính, chất điện giải

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân rối loạn điện giải và tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn điện giải với các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng khác ở bệnh nhân nghiên cứu.

Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả, cắt ngang 233 bệnh nhân có rối loạn điện giải, điều trị nội trú ít nhất 5 ngày, tại Khoa Nội 2, Bệnh viện Quân y 211.

Kết quả: Bệnh nhân nghiên cứu phân bố từ 19-85 tuổi, trung bình 60,0 ± 16,42 tuổi, tỉ lệ nam giới (60,1%) nhiều hơn nữ giới (39,9%). Các rối loạn điện giải thường gặp là: giảm Natri máu (54,1%), giảm  Kali máu (65,2%), tăng Clo máu (37,8%). Có thể gặp đồng thời nhiều loại rối loạn điện giải trên cùng bệnh nhân. Triệu chứng lâm sàng của rối loạn điện giải đa dạng, thường không đặc trưng, hay gặp nhất là mệt mỏi (63,9 %), rối loạn cảm giác (57,5%) và chán ăn (43,3%). Nồng độ các chất điện giải có tương quan với huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, các chỉ số điện tâm đồ và tuổi đời. Các bệnh nền có ảnh hưởng đến rối loạn điện giải khác nhau, trong đó, tăng huyết áp, suy tim, tiền sử dùng thuốc lợi tiểu, dùng corticoid và đái tháo đường có liên quan rõ rệt với rối loạn điện giải.

Tài liệu tham khảo

Trần Việt Anh, Phạm Mạnh Hùng (2019), “Khảo sát tình trạng điện giải lúc nhập viện ở BN nhồi máu cơ tim cấp tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 2019. 88.

Nguyễn Hữu Sơn (2009), Nghiên cứu thực trạng RLĐG ở BN mắc bệnh thận mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ y học, 2009.

Trần Đỗ Trinh (1972), Điện tâm đồ trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học.

Vũ Văn Đính, Nguyễn Thị Dụ (1999), “Rối loạn chuyển hóa nước và điện giải”, trong: Hồi sức cấp cứu, Nhà xuất bản Y học, 1999, p. 11-26.

Abebe Timerga, Endryas Kelta, Chala Kenenisa, et al. (2020), Serum electrolytes disorder and its associated factors among adults admitted with metabolic syndrome in Jimma Medical Center, South West Ethiopia: Facility based crossectional study. https://journals.plos.org/plosone, 2020. 0241486.

Arif Kadri Balcı, Ozlem Koksal, Ataman Kose, et al. (2013), General characteristics of patients with electrolyte imbalance admitted to emergency department. World J Emerg Med. 2013. 4(2): p. 113-116.

Bareza Rezaei, Einaz Ramazani, Rahimpour Amiri (2021), “A cross-sectional study on the prevalence of electrolyte abnormalities in multiple trauma patients in Hamedan, Iran”, Health Science Report, 2021. 4(2).

George Liamis, Eline M Rodenburg, Albert Hofman, et al. (2014), Electrolyte disorders in community subjects: Prevalence and risk factors. Pubmed, 2013. 23332973.

George Liamis, Evangelos Liberopoulos, Fotios Barkas, Moses Elisaf (2014), “Diabetes mellitus and electrolyte disorders”, World Journal of Clinical cases, 2014. 2(10): p. 488-496.

Khouloud A Al-Sofyani (2019), “Prevalence anh clinical signifinance of hyponatremia in pediatric intensive care”, Pubmed, 2019. 31404453.

Spyridon Arampatzis, Georg - Christian Funk, Alexander Benedikt Leichtle, et al. (2013), “Impact of diuretic therapy- associated electrolyte disorders present on admission to the emergency department: A cross-sectional analysis”, Pubmed, 2013. 23531202.

Tải xuống

Đã Xuất bản

05.09.2023

Cách trích dẫn

Bạch Thị, H. (2023). NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI 2, BỆNH VIỆN QUÂN Y 211. Tạp Chí Y học Quân sự, 365(365). https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.275
 Ngày nhận bài      21-08-2023
 Ngày xuất bản      05-09-2023