GIẢM ALBUMIN MÁU VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI TÌNH TRẠNG DỊCH NGOẠI BÀO Ở 84 BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÁU CHU KÌ

Các tác giả

  • Phạm Đức Minh Bệnh viện Quân y 103
  • Lê Việt Thắng Bệnh viện Quân y 103
  • Lê Đức Toàn Nhà máy Z125, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.470

Từ khóa:

Bệnh thận giai đoạn cuối, lọc máu chu kì, giảm albumin máu, dịch ngoại bào

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mức độ giảm albumin máu và mối liên quan với tình trạng dịch ngoại bào ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối lọc máu chu kì.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả 84 bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối lọc máu chu kì, điều trị tại Bệnh viện Quân y 103, năm 2023. Đánh giá tình trạng dịch ngoại bào bằng thiết bị đo trở kháng tế bào.

Kết quả: Phần lớn bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối lọc máu chu kì do nguyên nhân viêm cầu thận mạn (60,7%). Nồng độ albumin huyết thanh trung bình của bệnh nhân là 39,18 ± 4,31 (g/L). Tỉ lệ bệnh nhân suy mòn protein năng lượng (đánh giá dựa trên mức giảm chỉ số albumin huyết thanh dưới 38 g/L) là 35,7%. Tỉ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng trường diễn (đánh giá theo BMI) là 11,9%. Tỉ lệ dịch ngoại bào trung bình của bệnh nhân là 0,38 ± 0,02 với tình trạng thừa dịch của bệnh nhân là 27,4%. Mô hình hồi quy đa biến logistic cho thấy tỉ suất chênh tình trạng thừa dịch tăng theo tuổi bệnh nhân (OR = 1,05) và giảm khi nồng độ albumin huyết thanh tăng (OR = 0,83).

Kết luận: Bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối lọc máu chu kì có tình trạng suy mòn cao theo mức độ giảm của chỉ số albumin huyết thanh. Cải thiện nồng độ albumin huyết thanh có thể bảo vệ bệnh nhân khỏi tình trạng thừa dịch.

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng H.V, T.M.H Đoàn, T.T.T Đặng và cộng sự (2022), “Tình trạng dinh dưỡng của BN chạy thận nhân tạo dưới 70 tuổi đang được quản lí tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông năm 2022”. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 18(3+4): 57-62.

2. Pugh D, P.J Gallacher, N Dhaun (2019), “Management of Hypertension in Chronic Kidney Disease”, Drugs, 79(4): 365-379.

3. Shin J, C.H Lee (2021), “The roles of sodium and volume overload on hypertension in chronic kidney disease”, Kidney Res Clin Pract, 40(4): 542-554.

4. Cigarran S, G Barril, A Cirugeda, et al (2007), “Hypoalbuminemia is also a marker of fluid excess determined by bioelectrical impedance parameters in dialysis patients”, Ther Apher Dial, 11(2): 114-20.

5. Andronesi, A, A. Fetecau, D. Berceanu, et al (2016), “Hydration Status Assessment in Chronic Kidney Disease - Comparison of Different Techniques”, Nephrology Dialysis Transplantation, 31(suppl_1): i187-i187.

6. Masuda T, K Ohara, I Nagayama, et al (2019), “Impact of serum albumin levels on the body fluid response to tolvaptan in chronic kidney disease patients”, Int Urol Nephrol, 51(9): 1623-1629.

7. Consultation, W.H.O.E (2004), “Appropriate body-mass index for Asian populations and its implications for policy and intervention strategies”, Lancet, 363(9403): 157-63.

8. Weir C.B, A Jan, BMI classification percentile and cut off points, in StatPearls. 2024: Treasure Island (FL) ineligible companies. Disclosure: Arif Jan declares no relevant financial relationships with ineligible companies.

9. Fouque D, K Kalantar-Zadeh, J Kopple, et al, “A proposed nomenclature and diagnostic criteria for protein-energy wasting in acute and chronic kidney disease”, Kidney Int, 2008. 73(4): 391-8.

10. L.I.C, InBody S10 User’s manual, 2019.

11. Liu M.H, C.H Wang, Y.Y Huang, et al (2012), “Edema index established by a segmental multifrequency bioelectrical impedance analysis provides prognostic value in acute heart failure”, J Cardiovasc Med (Hagerstown), 13(5): 299-306.

12.Park S, C.J Lee, J.H Jhee, et al (2018), “Extracellular Fluid Excess Is Significantly Associated With Coronary Artery Calcification in Patients With Chronic Kidney Disease”, J Am Heart Assoc, 7(13).

13. Hur E, M Usta, H Toz, et al (2013), “Effect of fluid management guided by bioimpedance spectroscopy on cardiovascular parameters in hemodialysis patients: a randomized controlled trial”, Am J Kidney Dis, 61(6): 957-65.

14.Coulthard M.G (2015), “Oedema in kwashiorkor is caused by hypoalbuminaemia”, Paediatr Int Child Health, 35(2): 83-9.

15.Ikizler T.A, P.J Flakoll, R.A Parker, et al (1994), “Amino acid and albumin losses during hemodialysis”, Kidney Int, 46(3): 830-7.

16.Nongnuch A, N Campbell, E Stern, et al (2015), “Increased postdialysis systolic blood pressure is associated with extracellular overhydration in hemodialysis outpatients”, Kidney Int, 87(2): 452-7.

17.Levin N.W, P Kotanko (2006), “Improving albumin levels among hemodialysis patients”, Am J Kidney Dis, 48(1): 171-3.

Tải xuống

Đã Xuất bản

08.10.2024

Cách trích dẫn

Phạm Đức Minh, Lê Việt Thắng, & Lê Đức Toàn. (2024). GIẢM ALBUMIN MÁU VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI TÌNH TRẠNG DỊCH NGOẠI BÀO Ở 84 BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÁU CHU KÌ. Tạp Chí Y học Quân sự, (372), 37–41. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.470
 Ngày nhận bài      24-06-2024
 Chấp nhận đăng  22-07-2024
 Ngày xuất bản      08-10-2024