NGHIÊN CỨU NGUY CƠ TIẾN TRIỂN BỆNH THẬN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN CUỐI VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT GLUCOSE MÁU, HbA1c Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2

Các tác giả

  • Nguyễn Cao Thắng Học viện Quân y (Phân hiệu phía Nam)
  • Đặng Bảo Trâm Bệnh viện Quân y 175
  • Phạm Quốc Toản Bệnh viện Quân y 103

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.466

Từ khóa:

Đái tháo đường típ 2; Tổn thương thận; ACR; Mức lọc cầu thận; nguy cơ tiến triển bệnh thận mạn giai đoạn cuối

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nguy cơ tiến triển bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối và mối liên quan với mức độ kiểm soát nồng độ glucose máu lúc đói, HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 381 bệnh nhân đái tháo đường típ 2, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Quân y 175. Bệnh nhân có các xét nghiệm: glucose, HbA1c, creatinin, lipid máu, albumin và creatinin niệu. Tính tỉ số albumin/creatinin niệu và mức lọc cầu thận theo công thức MDRD. Phân loại bệnh thận theo KDIGO-2012.

Kết quả: Tỉ lệ bệnh thận mạn tính là 44,6%; trong đó, nguy cơ tiến triển bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối ở mức trung bình là 30,2%, mức nguy cơ cao là 9,2% và mức nguy cơ rất cao là 5,2%. Bệnh nhân kiểm soát kém glucose máu, HbA1c chiếm tỉ lệ cao hơn ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ từ trung bình tới cao và rất cao (p < 0,05).

Kết luận: Kiểm soát glucose, HbA1c kém có thể là yếu tố gia tăng nguy cơ tiến triển bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2.

Tài liệu tham khảo

Thái Hồng Quang (2010), Thực hành bệnh ĐTĐ: Bệnh nội tiết, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Bộ Y Tế (2011), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2.

Lê Đình Tuân, Nguyễn Thị Hồ Lan (2017), “Khảo sát đặc điểm tổn thương thận và tìm hiểu mối liên quan giữa biến chứng thận ở BN ĐTĐ típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương”, Tạp chí Y dược học quân sự, số 6, trang 55-62.

Cao Đức Hoàng Anh, Bùi Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Kim Cúc (2019), “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố tới tình trạng biến chứng thận của BN ĐTĐ điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên”, Tạp chí Y dược học Huế, tập 9, số 5, tr. 55-60.

KDIGO (2012), Clinical Practice Guideline for the Evaluation and Management of Chronic Kidney Disease, Vol 3, issue 1, http://www.kidney-international.org. http://www.kidney-international.org.">

Sana M.A, Chaudhry M, Malik A, et al (2020), “Prevalence of Microalbuminuria in Type 2 Diabetes Mellitus”, Cureus, 12 (12): e12318.

Xin-Xin Zhang, Jun Kong, Ke Yun (2020), “Prevalence of Diabetic Nephropathy among Patients with Type 2 Diabetes Mellitus in China: A Meta-Analysis of Observational Studies”, Hindawi Journal of Diabetes Research, Volume 2020, Article ID 2315607, 11 pages.

Siddiqui K, George T.P, Joy S.S, & Alfadda A.A (2022), “Risk factors of chronic kidney disease among type 2 diabetic patients with longer duration of diabetes”, Frontiers in Endocrinology, 13, 1079725.

Tải xuống

Cách trích dẫn

Nguyễn Cao Thắng, Đặng Bảo Trâm, & Phạm Quốc Toản. (2024). NGHIÊN CỨU NGUY CƠ TIẾN TRIỂN BỆNH THẬN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN CUỐI VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT GLUCOSE MÁU, HbA1c Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2. Tạp Chí Y học Quân sự, (371), 27–31. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.466

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
 Ngày nhận bài      17-06-2024
 Ngày xuất bản      19-08-2024