SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ NATRI MÁU VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.548Từ khóa:
Chấn thương sọ não, hạ Natri máu, tăng Natri máuTóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát sự biến đổi nồng độ Natri máu và kết quả điều trị ở bệnh nhân chấn thương sọ não.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả trên 98 bệnh nhân chấn thương sọ não, điều trị tại Khoa Hồi sức Ngoại, Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 01/2022 đến tháng 9/2024.
Kết quả: Bệnh nhân trung bình 48,42 ± 18,72 tuổi; đa số là nam giới (81,6%) và chấn thương do tai nạn giao thông (82,7%). Có 27,6% bệnh nhân bị kết hợp chấn thương ngực; 38,8% bệnh nhân cần can thiệp phẫu thuật, 31,6% bệnh nhân mắc đái tháo nhạt. Điểm Glasgow trung bình lúc nhập viện là 7,46 ± 3,74 điểm. Tăng Natri máu chiếm ưu thế so với giảm Natri máu ở hầu hết các ngày trong tuần đầu sau chấn thương, với tỉ lệ tăng cao nhất vào ngày thứ 4 (49,0%). Hạ Natri máu phổ biến vào ngày đầu tiên (17,3%) nhưng giảm dần sau đó. Nhóm bệnh nhân tử vong có nồng độ Natri máu cao hơn đáng kể so với nhóm bệnh nhân sống từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 (p < 0,05). Kết quả điều trị: 44,9% bệnh nhân sống, 55,1% bệnh nhân tử vong.
Kết luận: Tăng Natri máu làm tăng nguy cơ tử vong trên bệnh nhân chấn thương sọ não. Kiểm soát tốt rối loạn Natri máu có thể cải thiện tiên lượng và kết quả điều trị trên bệnh nhân chấn thương sọ não.
Tài liệu tham khảo
1. H Wu, X Li, L Zhao, et al (2023), “Risk factors for mortality in brain injury patients who have severe hypernatremia and received continuous venovenous hemofiltration”, Heliyon, 9 (11): e21792.
2. G.H Wang, Y Yan, H.P Shen, et al (2023), “The Clinical Characteristics of Electrolyte Disturbance in Patients with Moderate and Severe Traumatic Brain Injury Who Underwent Craniotomy and Its Influence on Prognosis”, J Korean Neurosurg Soc, 66 (3): 332-339.
3. N Carney, A.M Totten, C O'Reilly, et al (2017), “Guidelines for the Management of Severe Traumatic Brain Injury, Fourth Edition”, Neurosurgery, 80 (1): 6-15.
4. Nguyễn Trung Kiên, Phạm Văn Công (2023), Hướng dẫn theo dõi, điều trị người bệnh đái tháo nhạt sau chấn thương sọ não nặng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 252-262.
5. S Bishokarma, U Thapa, M Thapa, et al. (2022), “Dysnatremia in Traumatic Brain Injury and its Association with Outcome”, Kathmandu Univ Med J (KUMJ), 20 (78): 155-160.
6. X Wang, X Li, J Sun, et al. (2024), “Relationship between sodium level and in-hospital mortality in traumatic brain injury patients of MIMIC IV database”, Front Neurol, 15: 1349710.
7. N Deveduthras, Y Balakrishna, D Muckart, et al. (2019), “The prevalence of sodium abnormalities in moderate to severe traumatic brain injury patients in a level 1 Trauma unit in Durban”, S Afr J Surg, 57 (2): 62.
8. A Vedantam, C.S Robertson, S.P Gopinath (2017), “Morbidity and mortality associated with hypernatremia in patients with severe traumatic brain injury”, Neurosurg Focus, 43 (5): E2.
9. L Cai, W He (2024), “Effectiveness of hypertonic saline infusion in management of traumatic brain injury: an updated systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials”, Brain Inj, 38 (12): 977-984.
10. J Shi, L Tan, J Ye, et al. (2020), “Hypertonic saline and mannitol in patients with traumatic brain injury: A systematic and meta-analysis”, Medicine (Baltimore), 99 (35): e21655.
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Chấp nhận đăng 31-12-2024