BÁO CÁO HAI TRƯỜNG HỢP BỆNH NHÂN CHẨN ĐOÁN CƠN CƯỜNG GIAO CẢM KỊCH PHÁT, ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ CẮT CƠN VÀ DỰ PHÒNG TÁI PHÁT

Các tác giả

  • Hà Mạnh Hùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Đình Toàn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Phạm Sỹ Nhân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Công Thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Mạnh Tuyên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Quân Bệnh viện Quân y 103

Từ khóa:

Cơn cường giao cảm kịch phát, nhồi máu não cấp tính, chấn thương sọ não nặng

Tóm tắt

Cơn cường giao cảm kịch phát có thể xảy ra sau đột quỵ não, chấn thương sọ não nặng. Đến nay, cơn cường giao cảm kịch phát đã đạt được sự đồng thuận về định nghĩa, đặc điểm dịch tễ, tiêu chuẩn chẩn đoán, điều trị triệu chứng và dự phòng tái phát cơn. Tuy nhiên, các đặc điểm sinh lí bệnh của cơn cường giao cảm kịch phát vẫn chưa được hiểu biết thực sự đầy đủ, rõ ràng và thống nhất. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu tới quý đồng nghiệp 2 trường hợp bệnh nhân xuất hiện cơn cường giao cảm kịch phát sau đột quỵ nhồi máu cấp tính và chấn thương sọ não nặng, cấp cứu và điều trị thành công tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Cả 2 bệnh nhân đều xuất hiện các triệu chứng điển hình của cơn cường giao cảm kịch phát (nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thông khí, tăng thân nhiệt, rối loạn vận động, tăng trương lực cơ và vã mồ hôi); được điều trị cơ bản: cắt cơn bằng Morphine (có thể kết hợp Fentanyl, Propofol); điều trị dự phòng tái phát cơn bằng Gabapentin, Baclofen.

Tài liệu tham khảo

Baguley I.J, Perkes I.E, Ortega J et al (2014), “Paroxysmal sympathetic hyperactivity after acquired brain injury: consensus on conceptual definition, nomenclature, and diagnostic criteria”, J Neurotrauma. 2014; 31:1515-20.

Thomas A, Greenwald B.D (2019), “Paroxysmal sympathetic hyperactivity and clinical considerations for patients with acquired brain injuries: a narrative review”, Am J Phys Med Rehabil. 2019; 98:65-72.

Lump D, Moyer M (2014), “Paroxysmal sympathetic hyperactivity after severe brain injury”, Current Neurol Neurosci Rep. 2014; 14:494.

Alejandro A Rabinstein, MD (2021), Paroxysmal sympathetic hyperactivity, Uptodate, 2021.

Verma R, Giri P, Rizvi I (2015), “Paroxysmal sympathetic hyperactivity in neurological critical care”, Indian journal of critical care medicine: peer reviewed, official publication of Indian Society of Critical Care Medicine, 19 (1), 34-37.

Perkes I, Baguley I.J, Nott M.T et al (2010), “A review of paroxysmal sympathetic hyperactivity after acquired brain injury”, Ann Neurol. 2010; 68:126-35.

Rabinstein A.A, Benarroch E.E (2008), “Treatment of paroxysmal sympathetic hyperactivity”, Curr Treat Options Neurol, 10: 151-7.

Hendricks H.T, Heere A.H, Vos P.E (2010), “Dysautonomia after severe traumatic brain injury”, Eur J Neurol; 17: 1172-7.

Baguley I.J, Heriseanu R.E, Cameron I.D, Nott M.T, Slewa-Younan S.A (2007), “Critical review of the pathophysiology of dysautonomia following traumatic brain injury”, Neurocrit Care. 2007; 8:293-300. 

Tải xuống

Cách trích dẫn

Hà Mạnh Hùng, Lê Đình Toàn, Nguyễn Phạm Sỹ Nhân, Nguyễn Công Thành, Nguyễn Mạnh Tuyên, & Lê Văn Quân. (2022). BÁO CÁO HAI TRƯỜNG HỢP BỆNH NHÂN CHẨN ĐOÁN CƠN CƯỜNG GIAO CẢM KỊCH PHÁT, ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ CẮT CƠN VÀ DỰ PHÒNG TÁI PHÁT. Tạp Chí Y học Quân sự, (361), 37–41. Truy vấn từ https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/92

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
 Ngày xuất bản      30-12-2022

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả