NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG HỆ ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG TRÊN PHIM CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH Ở 124 BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.322Từ khóa:
Nhồi máu não, cắt lớp vi tính mạch máuTóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh tổn thương hệ động mạch cảnh trong trên phim chụp cắt lớp vi tính 64 dãy ở bệnh nhân nhồi máu não.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 124 bệnh nhân nhồi máu não, điều trị tại Bệnh viện Quân y 110, từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2022.
Kết quả: Bệnh nhân trung bình 66,8 ± 12,3; tỉ lệ giới tính nam/nữ ≈ 2,3/1; yếu tố nguy cơ hay gặp là tăng huyết áp (63,7%). Thời điểm vào viện, 98,2% bệnh nhân có liệt nửa người và rối loạn cảm giác nửa người; 58,1% bệnh nhân rối loạn ngôn ngữ; điểm Glasgow trung bình là 13,9 ± 1,5 điểm; điểm NIHSS trung bình là 8,8 ± 5,3 điểm; điểm ASPECT trung bình là 8,2 ± 1,6 điểm. Trên phim chụp cắt lớp vi tính, phát hiện tỉ lệ tổn thương chủ yếu là nhồi máu não một ổ (88,7%), kích thước ổ nhồi máu dưới 1,5 cm (53,2%). Có 16,1% bệnh nhân hẹp tắc đoạn M1; 20,2% bệnh nhân hẹp tắc đoạn M2; 8,1% bệnh nhân hẹp tắc đoạn A1 và 2,4% bệnh nhân hẹp tắc đoạn ICA.
Tài liệu tham khảo
Mai Duy Tôn (2012), Đánh giá hiệu quả điều trị đột quỵ NMN cấp trong vòng 3 giờ đầu bằng thuốc điều trị tiêu huyết khối đuờng tĩnh mạch Alteplase liều thấp, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
Hà Thành Văn (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và giá trị tiên lượng của thang điểm Aspect ở BN NMN cấp do tắc động mạch não giữa, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
Kannel W.B, Wolf P.A, Framingham (2008), “Study insights on the hazards of elevated blood pressure”, Jama, 300 (21): 2545-7.
Mai Hữu Phước (2012), “Nghiên cứu tương quan đặc điểm lâm sàng và chụp CLVT ở BN NMN thuộc hệ cảnh giai đoạn cấp”, Tạp chí Y học thực hành, (811+812): 142- 7.
Nguyễn Hoàng Ngọc (2002), Nghiên cứu tình trạng hẹp động mạch cảnh ở BN NMN và hẹp động mạch cảnh không triệu chứng bằng siêu âm Doppler, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
Wang Y, Zhao X, Liu L, Soo Y, Pu Y, et al (2014), “Prevalence and outcomes of symptomatic intra-cranial large artery stenoses and occlusions in China - The Chinese intracranial atherosclerosis study”, Stroke; a journal of cerebral circulation, 45: 663-9.
Lee S.J, Cho S.J, Moon H.S, Shon Y.M, Lee K.H, Kim D.I, et al (2003), “Combined extracranial and intracranial atherosclerosis in Korean patients”, Archives of neurology, 60 (11): 1561-4.