ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO Ổ KHUYẾT TRÊN BỆNH NHÂN CÓ RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354, TỪ THÁNG 10/2022-9/2023

Các tác giả

  • Bùi Văn Thanh và cộng sự Bệnh viện Quân y 354

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.407

Từ khóa:

Đột quỵ nhồi máu não ổ khuyết, hội chứng chuyển hóa, kết quả điều trị, yếu tố ảnh hưởng

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị; tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị trên bệnh nhân nhồi máu não ổ khuyết có rối loạn chuyển hóa.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 119 bệnh nhân nhồi máu não ổ khuyết có rối loạn chuyển hóa, điều trị tại Khoa Nội tâm thần kinh, Bệnh viện Quân y 354, từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023.

Kết quả: Bệnh nhân trung bình 67,62 ± 9,65 tuổi, hay gặp nhất là bệnh nhân từ 60-69 tuổi (36,13%). Tỉ lệ bệnh nhân nam/nữ 2,13/1. Yếu tố nguy cơ hay gặp trên bệnh nhân là tăng huyết áp (84,87%), tăng triglyceride (77,31%), đái tháo đường (57,14%) và giảm HDL-cholesterol (54,62%). Đa số trường hợp bệnh khởi phát từ từ (65,55%), ý thức tỉnh (96,64%), liệt độ I và độ II (82,36%). 62,18% bệnh nhân nhồi máu não ổ khuyết có hội chứng liệt vận động nửa thân đơn độc. 92,43% bệnh nhân đạt kết quả điều trị tốt và khá. Bệnh nhân ≥ 60 tuổi, nữ giới, bệnh nhân mắc đái tháo đường, rối loạn lipit máu, tiền sử đột quỵ, liệt độ II-IV, có từ 4 yếu tố thành phần hội chứng chuyển hóa trở lên thì có kết quả điều trị kém hơn lần lượt so với bệnh nhân < 60 tuổi, nam giới, không mắc đái tháo đường, không rối loạn lipit máu, không có tiền sử đột quỵ, liệt độ I, có ít hơn 4 yếu tố thành phần hội chứng chuyển hóa.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thành Công (2019), Nghiên cứu nồng độ copeptin huyết thanh trong tiên lượng bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y dược Huế.

Nguyễn Minh Hiện, Đỗ Văn Việt, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đăng Hải (2016), “Đánh giá cơ cấu thu dung điều trị đột quỵ não 10 năm tại Bệnh viện Quân y 103 (từ tháng 6/2006 đến tháng 6/2016)”, Tạp chí Y dược học quân sự, Số chuyên đề Đột quỵ năm 2016, tr. 7-15.

Arboix A, Marti Vilalta J.L, Garcia J.H (1990), Clinical study of 227 patients with lacunar infarcts, Stroke, 21, 842 - 847, 1990.

Arboix A, Marti Vilalta J.L (2009), Lacunar stroke, Expert Rev. Neurother. 9(2), 176-196.

Arboix A, Alsina M, Caballero M, Parra O, Massons J, Sánchez M-J, et al (2017), “Lacunar Infarcts: Clinical and Risk Factors in 864 Patients”, J Heart Stroke. 2017; 2 (3): 1023.

Bamford J., Sandercock P., Dennis M., Burn J., Warlow C (1991), “Classification and natural history of clinical identifiable subtypes of cerebral infarction”, The Lancet. 1991;337(8756):1521-1526. doi: 10.1016/0140-6736(91)93206-o.

Chen Z., Su M., Li Z., Du H., Zhang S., Pu M., & Zhang Y. (2020), “Metabolic Syndrome Predicts Poor Outcome in Acute Ischemic Stroke Patients After Endovascular Thrombectomy”, Neuropsychiatric disease and treatment, 16, 2045-2052. https://doi.org/10.2147/NDT.S264300. https://doi.org/10.2147/NDT.S264300.">

“Global, regional, and national burden of stroke and its risk factors, 1990-2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019”, Lancet Neurol 2021; 20 (10): 795-820.

Kaul S, Venketswamy P, Meena AK, Sahay R, Murthy J.M (2000). Frequency, clinical features and risk factors of lacunar infarction (data from a stroke registry in South India). Neurol India, 2000 Jun; 48 (2): 116-9. PMID: 10878773.

Kazumi Kimura, Seiji Kazui, Kazuo Minematsu, Takenori Yamaguchi (2004), “Analysis of 16,922 Patients with Acute Ischemic Stroke and Transient Ischemic Attack in Japan”, Cerebrovasc Dis 2004;18:47-56.

Lv, P., Jin, H., Liu, Y., Cui, W., Peng, Q., Liu, R., Sun, W., Fan, C., Teng, Y., Sun, W., & Huang, Y. (2016), “Comparison of Risk Factor between Lacunar Stroke and Large Artery Atherosclerosis Stroke: A Cross-Sectional Study in China”, PloS one, 11 (3), e0149605. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0149605. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0149605.">

Takeshi Takahashi, Masahiro Harada, Takaaki Kikuno, Makoto Ujihara, Daikai Sadamitsu, Yasuhiro Manabe, Masahiro Yasaka, Hayato Takayama, Shozo Kobori, Eiichi Araki (2014), “Prevalence of metabolic syndrome in stroke patients: a prospective multicenter study in Japan”, Acute Medicine & Surgery 2014; 1: 17-22.

Tải xuống

Cách trích dẫn

Bùi Văn Thanh và cộng sự. (2024). ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO Ổ KHUYẾT TRÊN BỆNH NHÂN CÓ RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354, TỪ THÁNG 10/2022-9/2023. Tạp Chí Y học Quân sự, (369), 5. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.407
 Ngày nhận bài      03-03-2024
 Chấp nhận đăng  23-04-2024
 Ngày xuất bản      08-05-2024