KHẢO SÁT SỰ HIỂU BIẾT VỀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA BỆNH LÍ ĐỘT QUỴ NÃO Ở 726 BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.49Từ khóa:
Thực hành, dự phòng, đột quỵ não, tăng huyết ápTóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát sự hiểu biết về các yếu tố nguy cơ và mức độ nguy hiểm của bệnh lí đột quỵ não ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang bằng bảng câu hỏi trực tiếp trên 726 bệnh nhân tăng huyết áp, điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 6/2020-6/2021.
Kết quả: Bệnh nhân nghiên cứu nhận thức được các mối nguy hiểm của đột quỵ não như mất/giảm trí nhớ (73,9%), tàn tật nặng (77,67%), tử vong (87%). Tỉ lệ bệnh nhân nhận thức đúng bệnh lí đột quỵ não có biểu hiện: đột ngột tê bì, yếu liệt một bên cơ thể (83,2%); đột ngột lú lẫn, rối loạn lời nói hay hiểu lời nói (68,2%); chóng mặt và/hoặc mất phối hợp động tác, thăng bằng, khó khăn bước đi (70,1%); đột ngột không nhìn thấy, nhìn một thành hai (54%); sợ ánh sáng, âm thanh và đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân (62%).
Kết luận: Cần quan tâm triển khai các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe sự nguy hiểm và các yếu tố nguy cơ, các biểu hiện của đột quỵ não để nâng cao nhận thức và thực hành tốt dự phòng bệnh cũng như phát hiện, can thiệp kịp thời khi mắc đột quỵ não.
Tài liệu tham khảo
Powers W.J, et al. (2018), “2018 Guidelines for the Early Management of Patients With Acute Ischemic Stroke: A Guideline for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association”, Stroke, 49(3): p. e462008-e99.
Nguyễn Văn Triệu (2020), Dự phòng đột quỵ não, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
Nguyễn Văn Triệu (2022), THA - dự phòng và điều trị, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
Paczkowska A, et al. (2021), “Impact of patient knowledge on hypertension treatment adherence and efficacy: A single-centre study in Poland”. International Journal of Medical Sciences. 18: p. 852-860.
Nguyễn Lân Việt (2018), “THA - Vấn đề đáng báo động”, Sức khỏe và đời sống.
Greenlund K.J, et al. (2003), “Low public recognition of major stroke symptoms”. Am J Prev Med. 25(4): p. 315-319.
Dar N.Z, et al. (2019), “Awareness of Stroke and Health-seeking Practices among Hypertensive Patients in a Tertiary Care Hospital: A Cross-sectional Survey”. Cureus. 11(5): p. e4774-e4774.
Ayodapo A.O, et al. (2020), “Patient Education and Medication Adherence among Hypertensives in a Tertiary Hospital, South Western Nigeria”. Ethiop J Health Sci. 30(2): p. 243-250.
Jones S.P, et al. (2010), Stroke knowledge and awareness: an integrative review of the evidence. Age Ageing. 39(1): p. 11-22.
Rowe A.K, Frankel M.R, Sanders K.A, (2001), “Stroke awareness among Georgia adults: epidemiology and considerations regarding measurement”. South Med J. 94(6): p. 613-8.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Chấp nhận đăng 13-04-2023
Ngày xuất bản 28-06-2023