TIÊN LƯỢNG NGUY CƠ VIÊM PHỔI Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO DỰA VÀO THANG ĐIỂM ĐIỂM ĐỘT QUỴ CỦA CÁC VIỆN SỨC KHỎE QUỐC GIA MỸ

Các tác giả

  • Đức Đặng Phúc http://www.benhvien103.vn/
  • Đỗ Đức Thuần Bệnh viện Quân y 103

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.43

Từ khóa:

Viêm phổi liên quan đột quỵ, viêm phổi sau đột quỵ, dự đoán viêm phổi

Tóm tắt

Mục tiêu: Tiên lượng nguy cơ viêm phổi ở bệnh nhân đột quỵ não dựa vào thang điểm đột quỵ của các viện sức khỏe quốc gia (NIHSS).

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 892 bệnh nhân đột quỵ não cấp (trong đó có 123 bệnh nhân mắc viêm phổi liên quan đột quỵ não - SAP), điều trị tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103, từ năm 2014-2017.

Kết quả: Bệnh nhân nam giới (65,7%) nhiều hơn nữ giới (38,1%); tuổi trung bình 66,0 ± 12,4 tuổi, đa số bệnh nhân 70 tuổi (61,9%). Có 57,6% bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não và 42,4% bệnh nhân đột quỵ chảy máu não. Tỉ lệ bệnh nhân mắc SAP là 13,8%. Nhóm bệnh nhân mắc SAP có điểm NIHSS trung bình cao hơn nhóm bệnh nhân không mắc SAP (15,5 ± 8,7 điểm so với 8,2 ± 6,0 điểm), khác biệt với p < 0,01. Thang điểm NIHSS có giá trị trung bình khi dự đoán SAP với đường cong ROC (Receiver Operating Characteristic) 0,764 (95%CI: 0,735-0,792). Giá trị cut-off của NIHSS là 10. Tại điểm cut-off, NIHSS có độ nhạy là 65,4% và độ đặc hiệu 76,5%. Phân tích hồi quy logistic đơn biến cho thấy, đột quỵ não mức độ nặng (NIHSS > 15) gây ra sự gia tăng đáng kể về nguy cơ mắc SAP với OR = 8,0 (CI95%: 5,3-12,0).

Kết luận: Thang điểm NIHSS có giá trị tiên lượng mức độ trung bình nguy cơ viêm phổi ở bệnh nhân đột quỵ não.

Tài liệu tham khảo

Kishore A.K, et al (2016), “Clinical risk scores for predicting stroke-associated pneumonia: A systematic review”, European Stroke Journal, 1 (2): p. 76-84.

World Health Organization (2005), WHO STEPS stroke manual: the WHO STEPwise approach to stroke surveillance.

Smith C.J, et al (2015), “Diagnosis of Stroke-Associated Pneumonia: Recommendations From the Pneumonia in Stroke Consensus Group”, Stroke, 46 (8): p. 2335-2340.

Gamer J, W. Jarvis, and T. Emori (1996), “CDC definitions of nosocomial infections”, APIC infection control and applied epidemiology, p. A1-A20.

Brott T, et al (1989), “Measurements of acute cerebral infarction: a clinical examination scale”, Stroke, 20 (7): p. 864-870.

Cugy E. and I. Sibon (2017), “Stroke-Associated Pneumonia Risk Score: Validity in a French Stroke Unit”, Journal of Stroke and Cerebrovascular Diseases. 26 (1): p. 225-229.

Phan Nhựt Trí, Nguyễn Thị Thu Hương (2011), “Nghiên cứu rối loạn nuốt theo GUSS ở bệnh nhân đột quỵ não cấp tại Bệnh viện Cà Mau năm 2010-2011”, Nghiên cứu y học, 3 (74): tr. 167-170.

Smith C.J, et al (2015), “Can a Novel Clinical Risk Score Improve Pneumonia Prediction in Acute Stroke Care? A UK Multicenter Cohort Study”, Journal of the American Heart Association, 4 (1): p. 1-10.

Ngô Thanh Bình và Nguyễn Văn Khôi (2013), “Phân tích các yếu tố nguy cơ gây viêm phổi bệnh viện tại khoa hồi sức tích cực, bệnh viện Khánh Hòa”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 17 (1): p. 78-87.

Hoffmann S, et al (2012), “Development of a clinical score (A2DS2) to predict pneumonia in acute ischemic stroke”, Stroke, 43 (10): p. 2617-2623. 

Tải xuống

Đã Xuất bản

28.04.2023

Cách trích dẫn

Đặng Phúc, Đức, & Đỗ Đức Thuần. (2023). TIÊN LƯỢNG NGUY CƠ VIÊM PHỔI Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO DỰA VÀO THANG ĐIỂM ĐIỂM ĐỘT QUỴ CỦA CÁC VIỆN SỨC KHỎE QUỐC GIA MỸ. Tạp Chí Y học Quân sự, (363), 45–48. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.43

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
 Ngày nhận bài      07-01-2023
 Chấp nhận đăng  13-04-2023
 Ngày xuất bản      28-04-2023