DIỄN BIẾN LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG PHỔI TRÊN PHIM X QUANG VÀ CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ PHỔI Ở 390 BỆNH NHÂN COVID-19 SAU ĐIỀU TRỊ 12 THÁNG
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.444Từ khóa:
Sau mắc COVID-19, diễn biến lâm sàng, chức năng thông khí phổiTóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá diễn biến lâm sàng, đặc điểm tổn thương trên X quang và chức năng thông khí phổi ở các bệnh nhân COVID-19 sau điều trị 12 tháng.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 390 bệnh nhân COVID-19, điều trị tại Bệnh viện Quân y 4 (Quân khu 4) và Bệnh viện Đa khoa Nghệ An, tái khám sau 12 tháng, từ tháng 01/2022 đến tháng 3/2023.
Kết quả: Về lâm sàng, sau điều trị 12 tháng, phát hiện 22,6% bệnh nhân có ít nhất 1 triệu chứng kéo dài quá 2 tháng; trong số đó, tỉ lệ ho kéo dài là 38,6%, cảm giác tức ngực, khó thở khi gắng sức là 24,0%, suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung là 19,3%, giảm hoặc mất vị giác là 18,1%. Trên X quang, 18,2% bệnh nhân có hình ảnh tổn thương phổi; trong số đó, 64,8% là dải mờ đậm độ xơ, 49,3% là dày tổ chức kẽ, 32,4% là dày thành phế quản. Tại thời điểm 12 tháng sau điều trị COVID-19, có 36,3% bệnh nhân rối loạn thông khí phổi; trong số đó, 89,1% là rối loạn thông khí hạn chế, 7,3% là rối loạn thông khí hỗn hợp và 3,6% là rối loạn thông khí tắc nghẽn.
Tài liệu tham khảo
1. Burki T (2023), “Clinical case definition of post-COVID-19 condition in children: a good start, but improvements are needed”, The Lancet Respiratory Medicine, 11 (4), 314.
2. Bộ Y tế (2022), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28/01/2022.
3. Franco J.V.A, Garegnani L.I, et al. (2024), “Post-covid-19 conditions in adults: systematic review and meta-analysis of health outcomes in controlled studies”, BMJ Med, 3 (1), e000723.
4. Fernandez-de-Las-Peñas C, et al. (2024), “Persistence of post-COVID symptoms in the general population 2 years after SARS-CoV-2 infection: A systematic review and meta-analysis”, J Infect, 88 (2), 77-88.
5. Hoàng Thu Soan và CS (2023), “Đặc điểm lâm sàng và chức năng thông khí của BN sau mắc COVID-19”, Tạp chí Y học Việt Nam, 6 (2).
6. Phan Vương Khắc Thái và CS (2022), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng BN hậu COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn”, Hội nghị Khoa học Bệnh viện Tâm Trí Sài Gòn.
7. Peter R.S, Nieters A, et al. (2022), Post-acute sequelae of covid-19 six to 12 months after infection: population based study, 379, e071050.
8. Zhao Y.m, Shang Y.m, et al. (2020), “Follow-up study of the pulmonary function and related physiological characteristics of COVID-19 survivors 3 months after recovery”, E Clinical Medicine, 25.
9. Udwadia Z.F, et al. (2021), “Post-COVID lung fibrosis: The tsunami that will follow the earthquake”, Lung India, 38 (Suppl 1), S41-47.
10. Tarraso J, et al. (2022), “Lung function and radiological findings 1 year after COVID-19: a prospective follow-up”, Respiratory Research, 23 (1), 242.