ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ DINH DƯỠNG Ở 349 BỆNH NHÂN COVID-19 MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG, ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN TRUYỀN NHIỄM 5G
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.467Từ khóa:
COVID-19, tình trạng dinh dưỡng, sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng 2002Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá nguy cơ dinh dưỡng và mối liên với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mức độ bệnh trên bệnh nhân COVID-19 mức độ vừa và nặng.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, theo dõi dọc 349 bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ vừa và nặng, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Truyền nhiễm 5G, từ ngày 06/9/2021 đến ngày 30/10/2021.
Kết quả: Trong 349 bệnh nhân COVID-19 nghiên cứu, có 18,6% bệnh ở mức độ vừa và 81,4% bệnh ở mức độ nặng; 42,7% bệnh nhân là nam giới và 57,3% bệnh nhân là nữ giới; 57,1% bệnh nhân có nguy cơ dinh dưỡng (gồm 26,4% có điểm sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng 2002 sửa đổi từ 3 đến dưới 5 điểm và 30,7% có điểm sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng 2002 sửa đổi từ 5 điểm trở lên). Bệnh nhân COVID-19 mức độ nặng có điểm sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng 2002 sửa đổi cao hơn so với bệnh nhân COVID-19 mức độ vừa (p < 0,001); tương quan thuận với dấu hiệu liên quan đến viêm và tương quan nghịch với một số dấu hiệu dinh dưỡng (albumin huyết thanh, lympho máu). Bệnh nhân COVID-19 mức độ nặng có điểm sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng 2002 sửa đổi cao hơn thì có nguy cơ tử vong cao hơn.
Tài liệu tham khảo
Bộ Y tế (2021), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.
R Barazzoni et al (2020), “ESPEN expert statements and practical guidance for nutritional management of individuals with SARS-CoV-2 infection”, Elsevier, (6) p. 1631-1638.
N Chen et al (2020), “Epidemiological and clinical characteristics of 99 cases of 2019 novel coronavirus pneumonia in Wuhan, China: a descriptive study”, The lancet, (10223) p. 507-513.
L Hersberger et al (2020), “NRS 2002 is a strong and modifiable predictor risk score for short-term and long-term clinical outcomes: secondary analysis of a prospective randomised trial”, Clinical nutrition, (9) p. 2720-2729.
L Pironi et al (2021), “Malnutrition and nutritional therapy in patients with SARS-CoV-2 disease”, Clinical nutrition, (3), p. 1330-1337.
L Sieske et al. (2019), “Inflammation, appetite and food intake in older hospitalized patients”, Nutrients ,(9) p. 1986.
G.W Tu et al (2014), “Moderate-dose gluco-corticoids as salvage therapy for severe pneumonia in renal transplant recipients: a single-center feasibility study”, Renal failure, (2) p. 202-209.
C Uno et al (2020), “Nutritional status change and activities of daily living in elderly pneumonia patients admitted to acute care hospital: a retrospective cohort study from the Japan Reha-bilitation Nutrition Database”, Nutrition, p. 110613.
Fei Zhou et al (2020), “Clinical course and risk factors for mortality of adult inpatients with COVID-19 in Wuhan, China: a retrospective cohort study”, The lancet, (10229) p. 1054-1062.
M Zhu et al (2017), “Nutritional risk and nutritional status at admission and discharge among Chinese hospitalized patients: a prospective, nationwide, multicenter study”, Journal of the American College of Nutrition, (5) p. 357-363.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Chấp nhận đăng 09-09-2024
Ngày xuất bản 08-10-2024