THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG 103 NGƯỜI BỆNH SAU GHÉP THẬN, TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108, NĂM 2023-2024
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.498Từ khóa:
Sau ghép thận, nuôi dưỡng, năng lượng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng nuôi dưỡng người bệnh sau ghép thận.
Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 103 người bệnh ghép thận, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 6/2023-3/2024 bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Kết quả: Người bệnh sau ghép thận được nuôi dưỡng đường tĩnh mạch hoàn toàn trong 11,34 ± 2,45 giờ đầu; bắt đầu nuôi dưỡng đường tiêu hóa trong 17,34 ± 2,45 giờ đầu; nuôi tĩnh mạch bổ sung kéo dài đến hết 4 ngày sau ghép trước khi chuyển sang nuôi dưỡng đường tiêu hóa hoàn toàn. Trong 7 ngày đầu sau ghép thận, năng lượng từ nuôi dưỡng tĩnh mạch giảm dần và từ nuôi dưỡng đường tiêu hóa tăng dần. Ngày đầu sau ghép, năng lượng nuôi dưỡng cung cấp cho người bệnh khoảng 767 kcal/ngày (tương đương 13 kcal/kg/ngày), đáp ứng 76,7% nhu cầu khuyến nghị về năng lượng với lượng protein trung bình 1,03 g/kg/ngày. Ngày thứ 7 sau ghép thận, năng lượng trung bình cung cấp cho người bệnh đạt 29,89 ± 4,77 kcal/kg IBW/ngày (tương đương khuyến nghị của Hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng và chuyển hóa châu Âu), lượng protein trung bình của khẩu phần đạt 1,7 ± 0,36 g/kg IBW/ngày (cao hơn mức khuyến nghị này).
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Công Khuẩn (2007), Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Vũ Thị Hà (2019), Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân trước và sau ghép thận tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2018-2019, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
A Weimann (2017), “ESPEN guideline: clinical nutrition in surgery”, journal Clinical nutrition. 36(3), pp. 623-650.
Antonio W Gomes Neto và Karin Boslooper-Meulenbelt (2020), “Protein Intake, Fatigue and Quality of Life in Stable Outpatient Kidney Transplant Recipients”, Nutrients. 12 (8), 2451.
H Dahl (2017), Assessment of Nutritional Status in Kidney Transplant Patients at Haukeland University Hospital, Master’s thesis.
J.V Nolte Fong (2018), “Nutrition trends in kidney transplant recipients: the importance of dietary monitoring and need for evidence-based recommendations”, Journal Frontiers in medicine. 5, pp. 302.
Małgorzata Kluch (2020), “Nutrition trends in patients over the long term after kidney transplantation”, Transplantation proceedings, Elsevier, 2357-2362.
Nava Billet Teger (2019), “Owner's manual: nutrition care for your kidney transplant”, Journal of Renal Nutrition, 29 (3), 249-255.
Oh Sook Hee, Yoo Eun Kwang (2006), “Comparison of quality of life between kidney transplant and hemodialysis patients”, Journal of Korean Academy of Nursing, 36 (7), 1145-1153.
P Singer (2023), “ESPEN practical and partially revised guideline: clinical nutrition in the intensive care unit”, Journal Clinical Nutrition. 42(9), pp.1671-1689.
S Hejri Zarifi (2021), “Nutritional status in kidney transplant patients before and 6-month after transplantation: Result of PNSI study”, Journal Clinical nutrition ESPEN, 41, pp. 268-274.
S Zrim, T Furlong (2012), “Body mass index and postoperative complications in kidney transplant recipients”, Nephrology Dialysis Transplantation. 17(6), pp. 582-587.
Steven Chadban và Maria Chan (2010), “Protein requirement in adult kidney transplant recipients”, Journal Nephrology. 15, S68-S71.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Chấp nhận đăng 11-09-2024
Ngày xuất bản 08-10-2024