TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở 159 BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO, ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.469Từ khóa:
Rối loạn giấc ngủ, đột quỵ não, yếu tố liên quan, PSQITóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ rối loạn giấc ngủ và tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân đột quỵ não.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 159 bệnh nhân đột quỵ não, điều trị tại Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175, từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ não có rối loạn giấc ngủ là 15,09%. Không tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố giới tính, nhóm tuổi, đặc điểm lâm sàng và dạng đột quỵ não với tình trạng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân nghiên cứu (p > 0,05). Có mối liên quan giữa tình trạng phụ thuộc trầm trọng và phụ thuộc nhẹ (theo thang điểm Barthel) với rối loạn giấc ngủ, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Kết luận: Rối loạn giấc ngủ chiếm 15,09% ở bệnh nhân đột quỵ não trong 2 tuần đầu tại Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175 và có mối liên quan với mức độ phụ thuộc theo thang điểm Barthel.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí đột quỵ não, Quyết định số 5331/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế: Hà Nội; p. 45-50.
2. Đỗ Đức Thuần, Phạm Ngọc Thảo, Trần Minh Tuân (2024), “Nghiên cứu tỉ lệ mất ngủ và một số yếu tố liên quan với mất ngủ ở bệnh nhân nhồi máu não”, Tạp chí Y học Việt Nam; 538(3).
3. Kim J, Kim Y, Yang K.I, et al. (2015), “The Relationship Between Sleep Disturbance and Functional Status in Mild Stroke Patients”, Ann Rehabil Med; 39 (4): 545-552.
4. Fulk G.D, Boyne P, Hauger M, et al. (2020), “The impact of sleep disorders on functional recovery and participation following stroke: a systematic review and meta-analysis”, Neurorehabilitation neural repair; 34 (11): 1050-1061.
5. Buysse D.J, Reynolds C.F, 3rd, Monk T.H, et al. (1989), “The Pittsburgh Sleep Quality Index: a new instrument for psychiatric practice and research”, Psychiatry Res; 28 (2): 193-213.
6. Mahoney F.I, Barthel D.W (1965), “Functional Evaluation: The Barthel Index”, Md State Med J; 14: 61-65.
7. Hermann D.M, Bassetti C.L (2009), “Sleep-related breathing and sleep-wake disturbances in ischemic stroke”, Neurology; 73 (16): 1313-1322.
8. Leppävuori A, Pohjasvaara T, Vataja R, et al (2002), “Insomnia in ischemic stroke patients”, Cerebrovascular diseases; 14(2): 90-97.
9. Zhang S, Chang C, Zhang J, et al. (2014), “Correlation analysis of sleep quality and youth ischemic stroke”, Behav Neurol; 2014: 246841.
10. Dalmases M, Benítez I.D, Mas A, et al. (2018), “Assessing sleep health in a European population: results of the Catalan Health Survey 2015”, Plos One; 13 (4): e0194495.
11. Pasic Z, Smajlovic D, Dostovic Z, et al. (2011), “Incidence and types of sleep disorders in patients with stroke”, Medical Archives; 65 (4): 225.
12. Foley D.J, Monjan A, Simonsick E.M, et al. (1999), “Incidence and remission of insomnia among elderly adults: an epidemiologic study of 6,800 persons over three years”, Sleep; 22: S366-372.