ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN CƠ - XƯƠNG - KHỚP VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC CÔNG TRÌNH NGẦM

Các tác giả

  • Nguyễn Văn Bằng Bệnh viện Quân y 103
  • Hồ Tú Thiên Bệnh viện Quân y 175
  • Hoàng Văn Thịnh Bệnh viện Quân y 103

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.514

Từ khóa:

Rối loạn cơ - xương - khớp, nghề nghiệp, công trình ngầm

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa rối loạn cơ - xương - khớp với một số yếu tố cá nhân, nghề nghiệp ở người lao động trong các công trình ngầm.

Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên mẫu chọn toàn bộ 100 người lao động trực tiếp thi công trong các công trình ngầm, từ tháng 9/2020 đến tháng 02/2022. Khám phát hiện tình trạng rối loạn cơ - xương - khớp. Phỏng vấn, đánh giá mức độ ảnh hưởng của rối loạn cơ - xương - khớp đến sinh hoạt, lao động và mối liên quan đến một số yếu tố cá nhân, nghề nghiệp.

Kết quả: Nhóm tuổi đời và tuổi nghề càng cao thì tỉ lệ rối loạn cơ - xương - khớp càng lớn. Tỉ lệ rối loạn cơ - xương - khớp ở nhóm tuổi nghề dưới 5 năm là 42,9%; ở nhóm tuổi nghề ≥ 5 năm là 82,5%. Tỉ lệ rối loạn cơ - xương - khớp ở nhóm có BMI khác nhau thì khác biệt (p > 0,05). Tư thế lao động càng bất lợi thì tỉ lệ rối loạn cơ - xương - khớp càng cao. Tỉ lệ rối loạn cơ - xương - khớp ở nhóm có OWAS = 1 điểm là 78,8%; ở các nhóm có OWAS > 1 điểm là 100%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỉ lệ rối loạn cơ - xương - khớp ở nhóm đầy đủ kiến thức, thái độ và thực hành đúng về phòng chống rối loạn cơ - xương - khớp thấp hơn nhóm không đầy đủ kiến thức, thái độ và thực hành đúng về phòng chống rối loạn cơ - xương - khớp. Người lao động không tập thể dục, thể thao có tỉ lệ rối loạn cơ - xương - khớp cao hơn so với người tập thể dục thể thao hàng ngày.

Kết luận: Tỉ lệ rối loạn cơ – xương - khớp tăng theo tuổi đời, tuổi nghề; có mối liên quan đến BMI, đến tư thế lao động bất lợi, đến kiến thức, thái độ và thực hành đúng về phòng chống rối loạn cơ – xương - khớp, đến việc luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày.

Tài liệu tham khảo

Simoneau S, St-Vincent M, Chicoine D (2003), “Work-related musculoskeletal disorders (WMSDs) -a better understanding for more effective prevention”, Editors, Technical Guide RG-126-ang. Association paritaire pour la santé et la.

Canadian Centre for Occupational Health and Safety (2014), Work-related Musculoskeletal Disorders (WMSDs)-OSH Answers Fact Sheets, accessed.

Li X, Yang X, Sun X, et al (2021), “Associations of musculoskeletal disorders with occupational stress and mental health among coal miners in Xinjiang, China: a cross-sectional study”, BMC Public Health. 21(1): 1327.

Bandyopadhyay A, Dev S, Gangopadhyay S (2012), “A study on the prevalence of musculoskeletal disorders among the coalminers of Eastern Coalfields India”, International Journal of Occupational Safety and Health. 2:34-37.

Okello A, Wafula S.T, Sekimpi D.K, et al (2020), “Prevalence and predictors of work-related musculoskeletal disorders among workers of a gold mine in south Kivu, Democratic Republic of Congo”, BMC Musculoskelet Disord. 21(1):797

Ekinci S, Kocak N, Aydin I, et al (2015), “Prevalence and distribution of musculoskeletal disorders causing unfitness for military service among young adult men: An epidemiologic study”, Pak J Med Sci. 31(1):43-48.

Tantawy S.A, Abdul Rahman A, Abdul Ameer M (2017), “The relationship between the development of musculoskeletal disorders, body mass index, and academic stress in Bahraini University students”, Korean J Pain. 30(2):126-133.

Viester L, Verhagen E.A, Hengel K.M.O, et al (2013), “The relation between body mass index and musculoskeletal symptoms in the working”, BMC Musculoskeletal Disordes.

Chen C.Y, Lu S.R, Yang S.Y, et al. (2022), “Work-related musculoskeletal disorders among physical therapists in Taiwan”, Medicine (Baltimore). 101(7):e28885.

Mallapiang F, Azriful, Nildawati, et al (2021), “The relationship of posture working with musculoskeletal disorders (MSDs) in the weaver West Sulawesi Indonesia”, Gac Sanit. 35 Suppl 1:S15-S18.

Health and Safety Executive (2021), Work related musculoskeletal disrorders statistics in Great Bristain, 2021.

Li X, Yang X, Sun X, et al (2021), “Associations of musculoskeletal disorders with occupational stress and mental health among coal miners in Xinjiang, China: a cross-sectional study”, BMC Public Health. 21(1):1327.

Trần Ngọc Tiến (2019), Nghiên cứu điều kiện môi trường lao động và thực trạng đau vùng cột sống thắt lưng của bộ đội Tăng thiết giáp, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân y.

Shiri R, Coggon D, Falah-Hassani K (2018), “Exercise for the Prevention of low back pain: systematic review and meta-analysis of control trials”, Am J Epidemiol.

Tải xuống

Đã Xuất bản

08.10.2024

Cách trích dẫn

Nguyễn Văn Bằng, Hồ Tú Thiên, & Hoàng Văn Thịnh. (2024). ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN CƠ - XƯƠNG - KHỚP VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC CÔNG TRÌNH NGẦM. Tạp Chí Y học Quân sự, (372), 103–108. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.514
 Ngày nhận bài      15-08-2024
 Chấp nhận đăng  16-09-2024
 Ngày xuất bản      08-10-2024