TÌNH TRẠNG GIẢM THÍNH LỰC NGHỀ NGHIỆP Ở 364 CÔNG NHÂN PHƠI NHIỄM VỚI TIẾNG ỒN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, TẠI CÔNG TY C., NĂM 2018
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.504Từ khóa:
Suy giảm thính lực nghề nghiệp, tiếng ồn cao, môi trường lao độngTóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng suy giảm thính lực nghề nghiệp ở công nhân phơi nhiễm với tiếng ồn cao và một số yếu tố liên quan, tại Công ty dệt may C., năm 2018.
Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu, mô tả cắt ngang có phân tích tình trạng suy giảm thính lực nghề nghiệp ở 364 công nhân phơi nhiễm với tiếng ồn cao trong lao động và kết quả quan trắc môi trường lao động tại các nhà máy thuộc Công ty dệt may C., năm 2018.
Kết quả: 90,7% mẫu đo tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép (trên 85 dBA). Tỉ lệ công nhân giảm thính lực ít nhất một tai là 19,5%, cả hai tai là 12,1%. Tỉ lệ công nhân giảm thính lực nghề nghiệp là 9,1%. Tỉ lệ giảm thính lực nghề nghiệp tăng tỉ lệ thuận với tuổi đời và tuổi nghề của công nhân (p < 0,05). Có mối liên quan giữa tỉ lệ công nhân giảm thính lực với tiếng ồn tại nhà máy và vị trí làm việc (p < 0,05). Nhóm đối tượng nghiên cứu không tuân thủ quy định dự phòng bệnh nghề nghiệp của công ty hoặc chịu ảnh hưởng của tiếng ồn lớn tại nơi ở cũng có tỉ lệ giảm thính lực nghề nghiệp cao hơn (p < 0,05).
Tài liệu tham khảo
Bộ Y tế (2016), Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc, QCVN 24:2016/BYT.
Võ Thị Dễ, Nguyễn Hoài Duyên (2017), “Nghiên cứu tình hình bệnh ĐNN và một số yếu tố liên quan ở CN nhóm ngành dệt, sợi và chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Long An năm 2015-2017”, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, số 10/2017.
Nguyễn Thanh Hải và CS, (2016), “Thực trạng tiếng ồn và thính lực của CN tại một số nhà máy sản xuất thép ở Hải Phòng năm 2015”, Tạp chí Y học dự phòng, tập 26, số 14(187), tr 67.
Hoàng Thị Minh Hiền và CS (2010), “Thực trạng sức khỏe CN Công ty CP Dệt công nghiệp Hà Nội”, Tạp chí Bảo hộ Lao động, số 4, tr 23-25.
Bùi Hoài Nam, Đỗ Văn Dũng, Nguyễn Đức Trọng, (2012), “Thực trạng điều kiện lao động và tình hình sức khỏe của nữ CN phân xưởng Dệt Công ty Cổ phần Dệt Hà Đông”, Tạp chí Y học thực hành, số 11, tr 19-23.
Hà Lan Phương, (2012), “Điều tra thực trạng và yếu tố nguy cơ bệnh ĐNN do tiếng ồn”, Tạp chí Y học thực hành, số 11, tr 58.
Hà Lan Phương, (2012), “Điều tra tỉ lệ mới mắc bệnh ĐNN trong CN tiếp xúc với tiếng ồn”, Tạp chí Y học thực hành, số 4, tr 137-139.
Yuri Arrawal et al. (2008), “Prevalence of hearing loss and differences by demographic characteri-stics among us adults: Data from the National Health and Nutrition Examination Survey, 1999-2004”, Arch Med Med 168(14): 1522-30.
Ashraf H.D, Younus M.A et al. (2009), “Frequency of hearing loss among textile industry workers of Weaving Unit in Karachi, Pakistan”, J Pak Med Assoc 59(8): 575-9.
Ni C.H, Chen Z.Y et al., (2007), “Associations of blood pressure and arterial compliance with occupational noise exposure in female workers of textile mill”. Chin Med J (Engl), 120: 1309-13.
Almaayeh M, Al-Musa A, Khader Y.S, (2018), “Prevalence of noise induced hearing loss among Jordanian industrial workers and its associated factors”, Work, 61(2): 267-271.
Subroto S Nandi, Sarang V Dhatrak, (2008), “Occupational Noise-Induced Hearing Loss in India”, Indian J Occup Environ Med, 12(2): 53-56.
Abraham Z et al. (2019), “Prevalence of noise - induced hearing loss among textile industry workers in Dares Salaam, Tanzania”, Ann Glob Health, 85(1): 85.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Chấp nhận đăng 27-08-2024
Ngày xuất bản 08-10-2024