NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH BỤI PHỔI SILIC CỦA 8.030 NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC 5 TỈNH, TỪ NĂM 2018-2020

Các tác giả

  • PGS.TS. Lê Thị Thanh Xuân Trường Đại học Y Hà Nội
  • ThS. Dương Văn Quân Trường Đại học Y Hà Nội
  • BS. Phạm Thị Quân Trường Đại học Y Hà Nội
  • TS. Nguyễn Ngọc Anh Trường Đại học Y Hà Nội
  • ThS. Nguyễn Quốc Doanh Trường Đại học Y Hà Nội
  • ThS. Nguyễn Thanh Thảo Trường Đại học Y Hà Nội
  • CN. Phan Thị Mai Hương Trường Đại học Y Hà Nội
  • GS.TS. Lê Thị Hương Trường Đại học Y Hà Nội
  • TS. Lê Lan Hương Trường Đại học Y Hà Nội
  • PGS.TS. Lương Mai Anh Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế)
  • ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế)

Từ khóa:

Bệnh BPSi, thực hành, phòng bệnh.

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả, cắt ngang về thực hành phòng bệnh bụi phổi silic ở 8.030 người lao động tại một số cơ sở sản xuất thuộc 5 tỉnh (Thái Nguyên, Hải Dương, Bình Định, Phú Yên, Đồng Nai), từ năm 2018-2020. Kết quả: Người lao động được cấp phát khẩu trang và sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động là khẩu trang chiếm tỉ lệ cao nhất (90,4% và 96,8%). Biện pháp chống bụi phổ biến nhất tại phân xưởng là làm sạch nền xưởng (54,9%). 15,8% người lao động không biết các biện pháp phòng chống bụi tại phân xưởng. Các biện pháp người lao động đang thực hiện để phòng chống bệnh đạt tỉ lệ chưa cao (44,7% người lao động khám bệnh nghề nghiệp hằng năm). Kết luận: Việc thực hành các biện pháp phòng chống bệnh bụi phổi silic của người lao động tại các cơ sở nghiên cứu còn thấp và chưa có sự áp dụng đồng bộ, đầy đủ các biện pháp.

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2016), Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, Thông tư số 15/2016/TT-BYT.

Cục Quản lí môi trường Y tế (2015), Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, Luật số 84/QH13.

Đào Xuân Vinh, Lê Thị Hằng, Trương Việt Dũng (2006), “Tỉ lệ mới mắc, chỉ số mật độ mới mắc và một số yếu tố liên quan của bệnh BPSi ở công nhân sản xuất vật liệu xây dựng”, Tạp chí Y học thực hành, 2006; 555(10): 72-74.

Quốc Hội (2012), Bộ Luật Lao động, Luật số 10/2012/QH13.

Liu X, Wang L Yu D, Wang L, Zhou X, Zi (2015), Current situation of prevention and treatment of silicosis in Jinshan District of Shanghai, China. Zhonghua Lao Dong Wei Sheng Zhi Ye Bing Za Zhi, 33 (6): 456- 458.

Rimal B, Greenberg A.K, Rom W.N (2005), “Basic pathogenetic mechanisms in silicosis: current understanding”, Current opinion in pulmonary medicine, 11 (2) 169-173.

Select Research (Pvt) L.T.D (2015), “Knowledge, attitudes and practises (KAP) on TB, HIV and Silicosis Among Key Populations Aged 15 and 59 years in Southern Africa”, Prepared for Wits Health Consortium (WHC), Final report, Zimbabwe. 

Tải xuống

Đã Xuất bản

09.09.2021

Cách trích dẫn

PGS.TS. Lê Thị Thanh Xuân, ThS. Dương Văn Quân, BS. Phạm Thị Quân, TS. Nguyễn Ngọc Anh, ThS. Nguyễn Quốc Doanh, ThS. Nguyễn Thanh Thảo, CN. Phan Thị Mai Hương, GS.TS. Lê Thị Hương, TS. Lê Lan Hương, PGS.TS. Lương Mai Anh, & ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền. (2021). NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH BỤI PHỔI SILIC CỦA 8.030 NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC 5 TỈNH, TỪ NĂM 2018-2020. Tạp Chí Y học Quân sự, (353), 54–58. Truy vấn từ https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/200

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
 Ngày xuất bản      09-09-2021

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả