ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG PHỔI TRÊN X QUANG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở 321 NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỎ THAN PHẤN MỄ, NĂM 2020

Các tác giả

  • ThS. Nguyễn Thanh Thảo Trường Đại học Y Hà Nội
  • BS. Nguyễn Thị Minh Tâm Trường Đại học Y Hà Nội

Từ khóa:

người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi, mỏ than, tổn thương nhu mô phổi, hút thuốc.

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang đặc điểm hình ảnh X quang lồng ngực và một số yếu tố liên quan 321 người lao động trực tiêp tiếp xúc với bụi tại mỏ than Phấn Mễ, Tỉnh Thái Nguyên, năm 2020.

Kết quả: Người lao động là nam (85,7%) nhiều hơn nữ (14,3%). Tuổi trung bình của người lao động là 39,0 ± 8,7 tuổi, tuổi nghề trung bình người lao động là 14,6 ± 9,7 năm. Vị trí làm việc chủ yếu người lao động tại hầm lò (53,3% khai thác hầm lò, 16,5% tuyển than dưới hầm lò). 7,2% NLĐ có hình ảnh tổn thương phổi trên phim chụp X quang. Người lao động trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc nguy cơ tổn thương phổi trên phim chụp X quang cao hơn người lao động dưới 40 tuổi và không có tiền sử hút thuốc, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Ngọc Anh, Đỗ Hàm (2003), "Môi trường lao động và bệnh bụi phổi silic trong công nhân khai thác than nội địa ở Thái Nguyên", Tạp Chí Học Dự Phòng, 13, tr. 45-49.

Nguyễn Quý Thái (1999), Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố nguy cơ liên quan tới bệnh nấm da ở công nhân mỏ than Làng Cẩm, Phấn Mễ - tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ y khoa, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.

Hoàng Văn Tiến (2004), Nghiên cứu thực trạng môi trường và sự liên quan giữa một số yếu tố nghề nghiệp với sức khỏe bệnh tật của công nhân mỏ than Na Dương, Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.

Vearrier D and Greenberg M.I (2011), "Occupational health of miners at altitude: adverse health effects, toxic exposures, pre-placement screening, acclimatization, and worker surveillance", Clinical toxicology (Philadelphia), 629-640.

Nguyễn Ngọc Anh (2008), Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động và áp dụng các biện pháp can thiệp dự phòng viêm phế quản ở công nhân luyện thép Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.

Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp - Sức khỏe nghề nghiệp (2016), Giáo trình Đại học, Trường Đại học Y Hà Nội.

Vũ Thành Khoa (2001), Nghiên cứu bệnh viêm mũi họng của công nhân hầm lò mỏ than Thống Nhất (Quảng Ninh), Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

Dương Thị Lan (2010), Nghiên cứu hoạt động khai thác than tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững, Luận văn thạc sĩ Khoa học địa lí, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

Nguyễn Duy Bảo (2012), Tình hình môi trường lao động tại một số cơ sở khai thác mỏ.

Nguyễn Thị Quỳnh (2019), Thực trạng mắc bệnh bụi phổi than của người lao động tại công ty kho vận và cảng Cẩm Phả - Quảng Ninh, năm 2019, tr. 55.

Phạm Thị Thùy Dương (2018), Thực trạng mắc một số bệnh hô hấp của người lao động tại một công ty ở tỉnh Thái Nguyên và yếu tố liên quan, năm 2018.

Torres Rey C.H, Ibanez Pinilla M, et al (2015), “Underground Coal Mining: Relationship between Coal Dust Levels and Pneumoconiosis, in Two Regions of Colombia, 2014”, BioMed Research International, pp. e647878. 

Tải xuống

Cách trích dẫn

ThS. Nguyễn Thanh Thảo, & BS. Nguyễn Thị Minh Tâm. (2021). ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG PHỔI TRÊN X QUANG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở 321 NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỎ THAN PHẤN MỄ, NĂM 2020. Tạp Chí Y học Quân sự, (353), 41–44. Truy vấn từ https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/197

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
 Ngày xuất bản      09-09-2021

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả