PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN COVID-19 TRONG GIAI ĐOẠN DỊCH BÙNG PHÁT TẠI LIÊN BANG NGA

Lược dịch từ “Tạp chí Y học Quân sự” Liên bang Nga, 12/2020

Các tác giả

  • Phạm Xuân Ninh

Từ khóa:

SARS-CoV-2, COVID-19

Tóm tắt

Chủng mới virus Corona (SARS-CoV-2) là một loại virus gây nên dịch nhiễm trùng đường hô hấp cấp (dịch COVID-19). Khởi phát vào tháng 12/2019, bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc). Đến nay, bệnh đã lan rộng ra hầu hết các nước trên toàn thế giới. Do đặc điểm lây truyền nhanh và mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Chủng SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người, chủ yếu qua giọt bắn đường hô hấp (ho, hắt hơi) và qua đường tiếp xúc với các bề mặt có SARS-CoV-2. Virus có khả năng lây truyền qua đường không khí, đặc biệt, tại những nơi tập trung đông người, không gian kín (phòng họp, hội thảo, hội nghị, rạp hát, rạp chiếu phim, khoang máy bay chở khách…). Thời gian ủ bệnh của người nhiễm SARS-CoV-2 trung bình từ 5-7 ngày, tối đa là 14 ngày. Đối tượng có nguy cơ lây nhiễm và tử vong cao do nhiễm virus SARS-CoV-2 là người cao tuổi, mắc các bệnh mạn tính, như bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm gan, xơ gan, suy thận mạn tính, bệnh ung thư... Bệnh khởi phát và diễn biến với các triệu chứng: sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, đau đầu, đau cơ. Một số trường hợp có nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất vị giác và khứu giác, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, khó thở... Một số biến chủng mới có thể xuất hiện những khác biệt về khả năng lây nhiễm và biểu hiện lâm sàng, cần thêm thời gian nghiên cứu để xác định. Hầu hết người bệnh (khoảng hơn 80%) có triệu chứng sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1 tuần. Khoảng 10-15% số bệnh nhân diễn biến nặng, như viêm phổi, viêm phổi nặng phải nhập viện với các biểu hiện suy hô hấp cấp, tổn thương phổi do COVID-19, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng (tổn thương gan, thận), dẫn đến tử vong

Tài liệu tham khảo

Andrea Antinori, Valentina Mazzotta, Serena Vita et al. (2022), Epidemiological, clinical and virological characteristics of four cases of monkeypox support transmission through sexual contact, Italy, May 2022.

Emmanuel Alakunle, Ugo Moens, Godwin Nchinda, Malachy Ifeanyi Okeke (2022), “Monkeypox virus in Nigeria: Infection Biology, Epidemiology and Evolution”, Viruses 2020, 12, 1257; Eurosurveillance Volume 27, Issue 22, 02/ Jun/2022. doi:10.3390/v12111257.

Wikipedia (2022), Monkeypox outbreak. 4. WHO (2022), Multi-country monkeypox outbreak in non-endemic countries. Multi-country monkeypox outbreak in non-endemic countries: Update (who.int).

Tải xuống

Cách trích dẫn

Phạm Xuân Ninh. (2023). PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN COVID-19 TRONG GIAI ĐOẠN DỊCH BÙNG PHÁT TẠI LIÊN BANG NGA: Lược dịch từ “Tạp chí Y học Quân sự” Liên bang Nga, 12/2020. Tạp Chí Y học Quân sự, (358), 52–54. Truy vấn từ https://yhqs.vn/tcyhqs/article/view/231

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
 Ngày xuất bản      01-07-2023

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.