ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ X QUANG PHỔI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY KHO VẬN VÀ CẢNG CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH, NĂM 2019
Từ khóa:
Bụi phổi than, đặc điểm lâm sàng, phim X quang.Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang đặc điểm lâm sàng và X quang phổi trên 796 người lao động tiếp xúc với bụi than tại Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, năm 2019. Kết quả: Đa số người lao động là nam giới (80,3%); tuổi từ 20-68 tuổi (trung bình 40,7 ± 8,24 tuổi), người lao động từ 35-39 tuổi chiếm tỉ lệ lớn nhất (23,1%). Người lao động có thời gian làm việc từ 1-40 năm (trung bình 40,7 ± 8,24 năm), đa số có tuổi nghề từ 10-29 năm (69,2%). 37,7% người lao động có hút thuốc lá, trong đó có 2,5% đã bỏ thuốc. 36,7% người lao động xuất hiện triệu chứng ho ở các mức độ khác nhau, 43,5% người lao động có khạc đờm và khó thở, chỉ 4,4% có biểu hiện đau tức ngực. 19,8% người lao động mắc bệnh bụi phổi than và 80,2% chưa phát hiện mắc bệnh bụi phổi than. 79,1% người lao động có mật độ đám mờ ở nhóm 1; 16,5% người lao động có mật độ đám mờ ở nhóm 2 và 4,4% người lao động có mật độ đám mờ ở nhóm 3. Đa số tổn thương với kích thước đám mờ nhỏ là p/p (94,9%), tiếp đến là tổn thương kết hợp giữa đám mờ nhỏ không tròn đều và tròn đều là s/p (3,8%) và tổn thương đám mờ nhỏ kích thước q/q (1,3%).
Tài liệu tham khảo
Bộ Y tế, Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp, ngày 25/4/2021, https://moh.gov.vn/web/phong-chong-benh-nghe-nghiep/thong-tin-hoat-dong/-/asset_publisher/xjpQsFUZRw4q/content/benh-bui-phoi-than-nghe-nghi-1?
Bộ Y tế, Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, ngày 25/4/2021, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/ Thong-tu-15-2016-TT-BYT-benh-nghe-nghiep-duoc-huong-bao-hiem-xa-hoi-319385.aspx.
Khương Văn Duy, Nguyễn Ngọc Hồng, Lê Quang Trung và CS (2018), “Thực trạng mắc bệnh bụi phổi than tại mỏ than núi Hồng, Thái Nguyên, năm 2018”, Tạp chí Y học dự phòng, 29 (15): 102-105.
Khương Văn Duy, Phan Mai Hương, Lê Quang Chung (2019), “Mô tả một số đặc điểm lâm sàng về bệnh đường hô hấp ở NLĐ tại Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài, Vinacomin, 2019”, Tạp chí Y học dự phòng, 30 (4): 227-230.
EIu Ornitsan, KIa Ablamunets (2001), [Value of x-ray study in diagnosis of occupational diseases], Meditsina truda i promyshlennaia ekologiia, (10): 39-42, Znachenie rentgenologicheskogo issledovaniia v diagnostike professional'nykh zabolevaniĭ.
Graeme R Zosky, Ryan F Hoy, Silverstone ea (2016), “Coal workers’ pneumoconiosis: an Australian perspective”, The Medical Journal of Australia, 204 (11): 414-418.
Fuhai Shen, Juxiang Yuan, Zhiqian Sun et al (2013), “Risk identification and prediction of coal workers’ pneumoconiosis in Kailuan Colliery Group in China: a historical cohort study”, PLoS One, 8 (12): e82181.
A.S Laney, E.L Petsonk, M.D Attfield (2010), “Pneumoconiosis among underground bituminous coal miners in the United States: is silicosis becoming more frequent?”, Occupational and environmental medicine, Oct, 67 (10): 652-6. doi:10.1136/oem.2009.047126.
Yuyuan Zhang, Yansong Zhang, Bo Liu et al (2020), “Prediction of the length of service at the onset of coal workers’ pneumoconiosis based on neural network”, Archives of environmental & occupational health, 75 (4): 242-250.