GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM BISAP TRONG TIÊN LƯỢNG MỨC ĐỘ NẶNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.56Từ khóa:
Viêm tụy cấp, điểm BISAPTóm tắt
TÓM TẮT: Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định giá trị tiên lượng mức độ nặng của thang điểm BISAP ở bệnh nhân viêm tụy cấp điều trị tại Bệnh viện Quân y 175. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu kết hợp tiến cứu, mô tả cắt ngang 108 bệnh nhân viêm tụy cấp, điều trị tại bệnh viện Quân y 175 trong thời gian từ tháng 1/2021 đến tháng 8/2022. Kết quả: Về đặc điểm lâm sàng – cận lâm sàng, Đau bụng cấp gặp ở 100% bệnh nhân, buồn nôn, nôn (77,77%), bụng chướng và bí trung đại tiện chiếm lần lượt 59,26%, và 30,56. Nồng độ Lipase huyết tương tăng cao với giá trị trung bình là 1483,65 ± 1646,04 U/L trong đó 92,59% bệnh nhân tăng nồng độ Lipase ở ngưỡng chẩn đoán. Phân độ Balthazar E, D, và C chiếm lần lượt 46,30%, 40,74% và 12,96%. Mức độ nặng VTC theo điểm BISAP: mức độ nhẹ chiếm tỉ lệ cao (83,33%), mức độ nặng chiếm tỉ lệ thấp hơn (16,67%). Điểm BISAP có khả năng tiên lượng mức độ nặng theo Atlanta 2012 (OR =22,8, p < 0,05), với diện tích dưới đường cong AUC = 0,69, p < 0.05. Với giá trị cut-off = 2.59, điểm BISAP có độ nhạy 0,72, độ đặc hiệu 0,89. Kết luận: Viêm tụy cấp có triệu chứng điển hình là đau bụng cấp, buồn nôn – nôn, bí trung đại tiện; nồng độ lipase huyết tương tăng cao và có phân độ Balthazar E, Balthazar D là chủ yếu. Đa số bệnh nhân viêm tụy cấp mức độ nhẹ; điểm BISAP có mối liên quan và có khả năng tiên lượng mức độ nặng viêm tụy cấp theo Atlanta 2012.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Quang Ân (2013), Nghiên cứu áp dụng bảng điểm BISAP trong đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân Viêm tụy cấp, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
Tô Thị Minh Hằng (2017), Nghiên cứu đặc điêm lâm sàng, một sô chỉ số cận lâm sàng và thang điểm SOFA ở bệnh nhân viêm tụy cấp, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ y học, Học Viện Quân y.
Hoàng Mạnh Vững (2015), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh chụp CLVT 320 lát cắt trong chẩn đoán viêm tụy cấp, Luận văn chuyên khoa cấp 2, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Banks Peter A, et al (2013), “Classification of acute pancreatitis-2012: revision of the Atlanta classification and definitions by international consensus”, Gut, 62 (1), 102.
Harshit Kumar A, Singh Griwan M (2018), “A comparison of APACHE II, BISAP, Ranson's score and modified CTSI in predicting the severity of acute pancreatitis based on the 2012 revised Atlanta Classification”, Gastroenterol Rep (Oxf), 6 (2), 127-131.
Kiriyama S, et al (2010), “New diagnostic criteria of acute pancreatitis”, J Hepatobiliary Pancreat Sci, 17(1), 24-36.
Papachristou G.I, et al (2010), “Comparison of BISAP, Ranson's, APACHE-II, and CTSI scores in predicting organ failure, complications, and mortality in acute pancreatitis”, Am J Gastroenterol, 105 (2), 435-41; quiz 442.
Singh V.K, et al (2009), “A prospective evaluation of the bedside index for severity in acute pancreatitis score in assessing mortality and intermediate markers of severity in acute pancreatitis”, Am J Gastroenterol, 104 (4), 966-71.
Khanna Ajay K, et al (2013), “Comparison of Ranson, Glasgow, MOSS, SIRS, BISAP, APACHE-II, CTSI Scores, IL-6, CRP, and procalcitonin in predicting severity, organ failure, pancreatic necrosis, and mortality in acute pancreatitis”, Hpb Surgery, 2013.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Chấp nhận đăng 19-04-2023
Ngày xuất bản 28-04-2023