ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP DO TĂNG TRIGLYCERIDE, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 105

Các tác giả

  • Lê Hải Song Hà bệnh viện quân y 105, tổng cục hậu cần

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.276

Từ khóa:

Viêm tụy cấp, tăng triglyceride, PEX

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm tụy cấp do tăng triglyceride.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu, kết hợp tiến cứu trên 21 bệnh nhân viêm tụy cấp do tăng triglyceride; điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Quân y 105, từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2021. Bệnh nhân viêm tụy cấp do tăng triglyceride được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Atlanta (sửa đổi 2012) và điều trị theo phác đồ của Bệnh viện Quân y 105.

Kết quả: Bệnh nhân trung bình 38,9 ± 9,36 tuổi, nam giới chiếm 85,71%. Tiền sử rối loạn lipid máu 23,8%; lạm dụng rượu 61,9%; mắc bệnh đái tháo đường 19%; tình trạng viêm tụy cấp mức độ nhẹ 76,19%; nồng độ triglyceride máu trung bình là 61,31 ± 18,97 mmol/L. Thời gian nằm viện trung bình 12 ± 4 ngày. Sau điều trị PEX, nồng độ triglyceride và cholesterol giảm lần lượt 76,5% và 59%; không có bệnh nhân tử vong.

Tài liệu tham khảo

Suvat Vông Pha Chăn (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp điều trị phẫu thuật VTC ở người có sỏi đường mật, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

Hoàng Đức Chuyên (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị VTC tăng TG, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

Lê Mạnh Cường (2004), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị can thiệp VTC do sỏi - giun, tại Bệnh viện Việt Đức, Luận văn thạc sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

Hà Mạnh Hùng (2010), Đánh giá hiệu quả của lọc máu liên tục trong điều trị VTC nặng, Luận văn thạc sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

Trần Phương (2017), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị VTC do tăng TG ở phụ nữ có thai, Luận văn thạc sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

Võ Thị Lương Trần, Võ Tất Thắng, Vũ Thị Mai (2018), “So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của VTC tăng TG máu với VTC do các nguyên nhân khác”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 22, tr. 328-335.

Đỗ Đức Vân (2002), “Triệu chứng học các bệnh của tụy”, Triệu chứng học Ngoại khoa, tr. 265-391.

Banks P.A, Bollen T.L, Dervenis C et al. (2013), “Classification of acute pancreatitis-2012: revision of the Atlanta classification and definitions by international consensus”, Gut, 62(1), 102-111.

Gubensek J, Buturovic-Ponikvar J, Marn-Pernat A, et al. (2009), “Treatment of hyperlipidemic acute pancreatitis with plasma exchange: a single-center experience”, Ther Apher Dial, 13(4): 314-317.

Huang C, Liu J, Lu Y, et al. (2016), “Clinical features and treatment of hyper-triglyceridemia ‐ induced acute pancreatitis during pregnancy: A retrospective study”, J Clin Apheresis, 31(6), 571-578.

Tải xuống

Cách trích dẫn

Lê Hải Song Hà. (2023). ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP DO TĂNG TRIGLYCERIDE, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 105. Tạp Chí Y học Quân sự, 365(365). https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.276
 Ngày nhận bài      22-08-2023
 Ngày xuất bản      05-09-2023