ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA LIỆU PHÁP THAY HUYẾT TƯƠNG ĐIỀU TRỊ SUY GAN CẤP TÍNH TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354, TỪ NĂM 2018-2020

Các tác giả

  • Ngô Toàn Thắng Bệnh viện Quân y 354
  • Trần Quốc Thắng Bệnh viện Quân y 354

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.279

Từ khóa:

Thay huyết tương, plasma, suy gan cấp tính

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá cải thiện lâm sàng, cận lâm sàng ở các bệnh nhân suy gan cấp tính, điều trị bằng liệu pháp thay huyết tương và tìm hiểu một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân nghiên cứu.

Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên không đối chứng, so sánh trước và sau điều trị 47 bệnh nhân suy gan cấp tính (nhóm 1: 20 bệnh nhân suy gan cấp do các bệnh lí cấp tính; nhóm 2: 27 bệnh nhân suy gan cấp trên nền bệnh gan mạn hoặc xơ gan), điều trị nội khoa tích cực kết hợp thay huyết tương bằng plasma với 158 lần thực hiện kĩ thuật.

Kết quả: Số lần thay huyết tương trung bình trên 1 người bệnh ở nhóm 1 là 2,8 ± 1,32 lần, ở nhóm 2 là 3,77 ± 1,42 lần (khác biệt với p < 0,05); chỉ gặp phản vệ độ 1 ở 18 lần (11,4%), phản vệ độ 2 ở 1 lần (0,06%), không có phản vệ ở mức độ cao hơn. Sau khi thay huyết tương, các triệu chứng lâm sàng, chỉ số xét nghiệm ở cả 2 nhóm đều được cải thiện so với thời điểm vào viện: bilirubin toàn phần, creatinin, INR giảm (với p < 0,05); tỉ lệ prothrombin tăng (với p < 0,05); điểm MELD, điểm SOFA giảm và điểm Glasgow tăng (với p < 0,05). Tỉ lệ tử vong ở nhóm 1 (35,0%) thấp hơn ở nhóm 2 (55,6%), với p < 0,05. Giá trị tiên lượng tử vong của thang điểm MELD: với MELD > 40 điểm, tỉ lệ tử vong là 100%; với MELD từ 30-39 điểm, tỉ lệ tử vong là 87,5%; với MELD từ 20-29 điểm, tỉ lệ tử vong là 73,79% và với MELD từ 10-19 điểm, tỉ lệ tử vong là 22,2%.

Tài liệu tham khảo

Eunice Xiang-Xuan Tan, Min-Xian Wang, Junxiong Pang (2020), “Plasma exchange in patients with acute and acute-on-chronic liver failure: A systematic review”, World J. Gastroenterol, 2020 Jan 14; 26(2): 219-245.

Nguyễn Thị Dụ, Phạm Duệ, Ngô Đức Ngọc (2011), “Nghiên cứu hiệu quả biện pháp thay huyết tương trong điều trị suy gan cấp do nhiễm độc nặng”, Tạp chí Thông tin y dược, số 3/2011, tr. 23-27

Phạm Duệ, Đặng Quốc Tuấn (2012), Nghiên cứu các kĩ thuật lọc máu ngoài cơ thể trong điều trị ngộ độc cấp nặng, có biến chứng, Đề tài Khoa học Công nghệ cấp Bộ Y tế.

Vương Xuân Toàn (2019), Thay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp, Báo cáo hội nghị toàn quốc chuyên ngành Hồi sức cấp cứu và Chống độc.

Klaus Stahl, Johannes Hadem, Andrea Schneider (2019), “Therapeutic plasma exchange in acute liver failure”, J. Clin Apher., 34(5): 589-597.

Mar Riveiro Barciela (2018), “Acute liver failure due to immune-mediated hepatitis successfully managed with PEX: New settings call for new treatment strategies?”, J Hepatol., 70(3): 564-566.

Lê Quang Thuận (2015), Thay huyết tương điều trị suy gan cấp do viêm gan nhiễm độc, Hội nghị khoa học Hồi sức cấp cứu Thành phố Hồ Chí Minh (14/11/2015).

Ya-Lien Cheng, Chih-Hsiang Chang, Wei-Ting Chen (2018), “Prognostic factors and treatment effect of standard-volume plasma exchange for acute and acute-on-chronic liver failure: A single-center retrospective study”. Transfus Apher Sci. 2018 Aug; 57(4):537-543.

Weilin Mao, Bo Ye, Sha Lin, Yajie Fu, Yuemei Chen, Yu Chen (2010). “Prediction value of model for end-stage liver disease scoring system on prognosis in the acute on chronic liver failure patients with plasma exchange treatment”. ASAIO J., Sep-Oct 2010; 56(5): 475-8. ֎

Tải xuống

Cách trích dẫn

Ngô Toàn Thắng, & Trần Quốc Thắng. (2023). ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA LIỆU PHÁP THAY HUYẾT TƯƠNG ĐIỀU TRỊ SUY GAN CẤP TÍNH TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354, TỪ NĂM 2018-2020. Tạp Chí Y học Quân sự, 365(365). https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.279
 Ngày nhận bài      30-08-2023
 Chấp nhận đăng  05-09-2023
 Ngày xuất bản      08-09-2023