NHẬN XÉT GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN XƠ HÓA GAN BẰNG SIÊU ÂM ĐÀN HỒI MÔ Ở 228 BỆNH NHÂN VIÊM GAN MẠN TÍNH, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110

Các tác giả

  • Ngô Xuân Thao Bệnh viện Quân y 110
  • Trần Quang Vinh Bệnh viện Quân y 110
  • Nguyễn Xuân Quang Bệnh viện Quân y 110
  • Nguyễn Xuân Hùng Bệnh viện Quân y 110
  • Trần Văn Tranh Bệnh viện Quân y 110
  • Lê Doãn Trường Bệnh viện Quân y 110

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.313

Từ khóa:

Xơ hóa gan, siêu âm đàn hồi mô

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét giá trị của siêu âm đàn hồi mô trong chẩn đoán xơ hóa gan trên bệnh nhân xơ gan mạn tính.

Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 228 bệnh nhân viêm gan mạn tính, đánh giá mức độ xơ hóa gan bằng kĩ thuật siêu âm đàn hồi mô, tại Bệnh viện Quân y 110, từ tháng 10/2020-10/2022; so sánh siêu âm đàn hồi mô với kĩ thuật Fibroscan trong ứng dụng chẩn đoán.

Kết quả: Bệnh nhân nghiên cứu trung bình 45,21 ± 15,28 tuổi; tỉ lệ giới tính nam/nữ = 1,92. Đa số bệnh nhân dư cân và béo phì độ 1 (chiếm 63,71%). Hình ảnh tổn thương gan trên siêu âm hay gặp nhất là gan thô (chiếm 43,42%). Tần suất xơ hóa gan ở nhóm F1 chiếm tỉ lệ cao nhất (47,37%). Tỉ lệ xơ hóa gan tăng dần theo tuổi, cao nhất ở bệnh nhân trên 65 tuổi (F4 chiếm 60,00%). Xơ hóa gan nặng chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân viêm gan mạn do rượu (chiếm 35,70%) và do vi-rút (chiếm 30,76%). Kĩ thuật siêu âm đàn hồi mô và Fibroscan có độ chính xác tương đương, với tỉ lệ đồng thuận k = 0,85, nhưng siêu âm đàn hồi mô khắc phục được một số hạn chế của Fibroscan.

Tài liệu tham khảo

Trần Thị Quỳnh Trang, Đào Thu Hồng, Phạm Thị Thu Thủy, Phạm Thị Nguyên (2021), “Nghiên cứu đặc điểm xơ hóa gan bằng máy Fibroscan trên nhóm BN bị bệnh gan”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 503, tháng 6-2021.

Nguyễn Viết Thịnh, Trần Văn Huy (2015), “Nghiên cứu đáp ứng sinh hóa, virus và độ đàn hồi gan ở BN viêm gan virus B mạn sau 12 tháng điều trị Entecair”, Tạp chí Y Dược học (Đại học Y Dược Huế), số 24, tr. 36-43.

Trần Thị Khánh Tường (2015), Nghiên cứu giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng phối hợp kĩ thuật ARFI với APRI ở các BN viêm gan mạn, Luận án tiến sĩ y học, Huế, 2015.

Trần Bảo Nghi, Ngô Thị Thanh Quýt, Hoàng Trọng Thảng và cộng sự (2015), “Đánh giá mức độ xơ hóa gan qua đo độ đàn hồi thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học ở BN viêm gan mạn”, Tạp chí Y Dược học (Đại học Y Dược Huế), số 24, tr. 59-65.

Takahashi H, Ono N, Eguchi Y, et al. (2010), “Evaluation of acoustic radiation force impulse elastography for fibrosis staging of chronic liver disease: a pilot study”, Liver Int, 30 (4): 538-545.

Rifai K, Cornberg J, Mederacke I, et al. (2011), “Clinical feasibility of liver elastography by acoustic radiation force impulse imaging (ARFI)”, Dig Liver Dis, 43: 491-497.

Chan H.L, Wong G.L, Choi P.C, Chan A.W, Chim A.M, Yiu K.K, Chan F.K, Sung J.J, Wong V.W (2009), “Alanine aminotransferasebased algorithms of liver stiffness measurement by transient elastography (Fibroscan) for liver fibrosis in chronic hepatitis B”, J Viral Hepat, 16, pp. 36-44.

Ziol M, Handra-Luca, et al. (2005), “Noninvasive assessment of liver fibrosis by measurement of stiffness in patients with chronic hepatitis C”, Hepatology, 41(1), pp. 48-5.

Tải xuống

Cách trích dẫn

Ngô Xuân Thao, Trần Quang Vinh, Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Xuân Hùng, Trần Văn Tranh, & Lê Doãn Trường. (2023). NHẬN XÉT GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN XƠ HÓA GAN BẰNG SIÊU ÂM ĐÀN HỒI MÔ Ở 228 BỆNH NHÂN VIÊM GAN MẠN TÍNH, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110. Tạp Chí Y học Quân sự, (366), 5. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.313
 Ngày xuất bản      02-10-2023

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả