MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH KHÁM BỆNH TẠI VIỆN DINH DƯỠNG, NĂM 2020
Từ khóa:
Hội chứng chuyển hóa, người trưởng thành.Tóm tắt
Mô tả có phân tích một số yếu tố liên quan đến hội chứng chuyển hóa ở 117 người trưởng thành (từ 20 đến 60 tuổi), đến khám bệnh tại Viện Dinh dưỡng, năm 2020. Kết quả: Tỉ lệ các đối tượng mắc hội chứng chuyển hóa có ăn nội tạng động vật 1-2 lần/tháng là 47,1%; có tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn là 58,8% và có tiêu thụ đồ ăn nhanh 1-2 lần/tháng là 47,1%. Chỉ 11,8% đối tượng mắc hội chứng chuyển hóa có tiêu thụ rau và quả chín hằng ngày. Tiền sử tăng huyết áp (17,6%) và rối loạn lipid máu (41,2%) ở nhóm mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn so với nhóm không mắc hội chứng chuyển hóa (lần lượt là 2,0% và 18,0%), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Tài liệu tham khảo
Bahadoran Zahra et al (2014), “The Effect of Consumption of Unhealthy Snacks on Diet and the Risk of Metabolic Syndrome in Adults: Tehran Lipid and Glucose Study, Iran”, Journal of Kerman University of Medical Sciences, 6 (21), 3-9.
St Onge M.P, Jansesn I, Heymsfield S.B (2004), “Metabolic syndrome in normal - weight Americans: new definition of the metabolically obese, normal - weight individual”, Diabetes Care, 27, 2222-2228.
World Health Organization (2008), Global physical activiity Questionanaire (GPAQ), Geneva: World Health Organization.
Jenkins D.J.A, Kendall C.W.C, Augustin L.S.A et al (2002), “High-complex carbohydrate or lente carbohydrate foods?”, The American Journal of Medicine, 113 (9, Supplement 2), 30-37.
Montonen J, Knekt P, Järvinen R et al (2003), “Whole-grain and fiber intake and the incidence of type 2 diabetes”, Am J Clin Nutr, 77 (3), 622-629.
Phạm Thị Dung (2006), HCCH và một số yếu tố liên quan ở người ≥ 25 tuổi tại 1 phường nội thành và 1 xã ngoại thành Hà Nội năm 2006, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
Dự án Quốc gia phòng chống bệnh tăng huyết áp, Viện Tim mạch Việt Nam (2012), Hội chứng chuyển hóa - Nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường.
Lê Bạch Mai và cộng sự (2010), “Tình trạng rối loạn dinh dưỡng lipid ở người 25-74 tuổi tại cộng đồng và một số yếu tố nguy cơ”, Đề tài nhánh cấp Nhà nước, Mã số KC10.05.
Lê Xuân Trường, Bùi Thị Hồng Châu, Lâm Thùy Như và cộng sự (2013), “Khảo sát mối liên hệ rối loạn lipid huyết với một số yếu tố nguy cơ tim mạch”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 17 (1).
Nguyễn Thị Nga (2015), Tình trạng mắc HCCH của cán bộ viên chức và một số yếu tố liên quan tại Trường Đại học Y Hà Nội, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.