ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRÊN NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT U LÀNH TÍNH DÂY THANH
DOI:
https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.460Từ khóa:
Kiến thức, u lành tính dây thanh, giáo dục sức khỏeTóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe trên người bệnh sau phẫu thuật u lành tính dây thanh.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả từng ca có can thiệp trên 165 người bệnh u lành tính dây thanh, điều trị phẫu thuật u lành tính dây thanh, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2023.
Kết quả: Trước can thiệp: 19,4% người bệnh có kiến thức đúng về phát hiện và xử trí biến chứng; 7,9% người bệnh có kiến thức chung đúng về cách chăm sóc; 24,2% người bệnh có kiến thức kém về chăm sóc khi ra viện; 9,7% người bệnh có kiến thức tốt về toàn bộ trương trình giáo dục sức khỏe. Sau can thiệp, các tỉ lệ này lần lượt đạt 78,8%; 73,9%; 3,0% và 85,5%. Khác biệt trước và sau can thiệp giáo dục sức khỏe có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Kết luận: Giáo dục sức khỏe cải thiện đáng kể kiến thức cho người bệnh về nguyên nhân gây bệnh, cách chăm sóc trước, trong, sau khi phẫu thuật u lành tính dây thanh.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Văn Lợi (1999), Thanh học, các bệnh về giọng nói, lời nói và ngôn ngữ, Nhà xuất bản Y học.
2. Ngô Ngọc Liễn (2000), Bệnh học Thanh quản ở giáo viên tiểu học Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, 3-18.
3. Ngô Ngọc Liễn (2000), Giải phẫu Thanh quản, đại cương sinh lí Thanh quản, Giản yếu Tai mũi họng, 148-152.
4. Tài liệu hướng dẫn GDSK cho người bệnh và người nhà đến khám và điều trị tại Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, tập 2 năm 2022.
5. Phạm Ngọc Hà (2022), “Hiệu quả giáo dục sức khỏe trong tự chăm sóc dẫn lưu đường mật của người bệnh sau phẫu thuật sỏi đường mật”, Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam, số 39, năm 2022, tr. 43- 48.
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Chấp nhận đăng 01-08-2024