THỰC TRẠNG KIẾN THỨC DỰ PHÒNG, CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG, TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẬU CẦN 1, NĂM 2021

Các tác giả

  • Nguyễn Quang Tiến Trường Cao đẳng Hậu cần 1
  • Phạm Văn Trường Trường Cao đẳng Hậu cần 1
  • Đỗ Thị Quyên Trường Cao đẳng Hậu cần 1
  • Đỗ Thị Kim Thành Trường Cao đẳng Hậu cần 1
  • Đỗ Thanh Quỳnh Trường Cao đẳng Hậu cần 1

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.405

Từ khóa:

Thực trạng, kiến thức, phản vệ, Trường Cao đẳng Hậu cần 1

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức dự phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ của sinh viên điều dưỡng.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 172 sinh viên điều dưỡng, Trường Cao đẳng Hậu cần 1, từ tháng 6/2021 đến tháng 8/2021. Dự phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ theo hướng dẫn tại Thông tư số 51/2017/TT-BYT của Bộ Y tế.

Kết quả: 58,1% sinh viên có kiến thức chung đạt về dự phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Trong đó, 87,8% sinh viên nắm được kiến thức cơ bản về phản vệ, 76,2% sinh viên nắm được kiến thức về dự phòng phản vệ, 57,0% sinh viên nắm được kiến thức về xử trí và theo dõi phản vệ và 28,5% sinh viên nắm được kiến thức về chẩn đoán phản vệ. Có mối liên quan giữa giới tính và kết quả xếp loại học tập với kiến thức dự phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ của sinh viên điều dưỡng (lần lượt với OR = 1,731, 95%CI: 0,432-6,936 và OR = 0,299), 95%CI: 0,106-0,838).

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (1999), Hướng dẫn dự phòng và cấp cứu sốc phản vệ, Thông tư số 08/1999/TT-BYT.

Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí sốc phản vệ, Thông tư số 51/2017/TT-BYT, ban hành ngày 29/12/2017.

Lê Thị Ngọc Lan (2020), Thực trạng kiến thức dự phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ theo thông tư 51/2017/TT-BYT của điều dưỡng Viện Y học Phòng không- Không quân, Viện Y học Phòng không - Không quân, Hà Nội.

Vũ Thị Là (2019), “Kiến thức dự phòng và xử trí phản vệ của sinh viên đại học chính quy khóa 10 trường Đại học điều dưỡng Nam Định”, Tạp chí Khoa Điều dưỡng, Tập số 02, số 03, tr. 15.

Nguyễn Thị Thanh Vân (2013), “Đánh giá kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của điều dưỡng viên bệnh viện Bắc Thăng Long”, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng Bệnh viện Bắc Thăng Long, Hà Nội.

Bệnh viện Bạch Mai: http://www.bachmai.gov. vn/tin-tuc-va-su-kien/y-hoc-thuong-thuc-menuleft-32/881-soc-phan-ve-dung-thuoc-sao-cho-kip-thoi-hieu-qua-881.html. http://www.bachmai.gov. vn/tin-tuc-va-su-kien/y-hoc-thuong-thuc-menuleft-32/881-soc-phan-ve-dung-thuoc-sao-cho-kip-thoi-hieu-qua-881.html.">

Ibrahim I, Chew B, L, Zaw W, (2014), Knowledge of anaphylaxis among Emergency Department staff, Asia Pac Allergy.

Liew WK, Williamson E, Tang ML (2009), Anaphylaxis fatalities and admissions in Australia, The Journal of allergy and clinical immunology; 123: 434-44.

Tải xuống

Cách trích dẫn

Nguyễn Quang Tiến, Phạm Văn Trường, Đỗ Thị Quyên, Đỗ Thị Kim Thành, & Đỗ Thanh Quỳnh. (2024). THỰC TRẠNG KIẾN THỨC DỰ PHÒNG, CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG, TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẬU CẦN 1, NĂM 2021. Tạp Chí Y học Quân sự, (369), 4. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.405
 Ngày nhận bài      29-02-2024
 Chấp nhận đăng  01-04-2024
 Ngày xuất bản      08-05-2024