MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHI CÔNG QUÂN SỰ GIÁM ĐỊNH SỨC KHỎE TẠI VIỆN Y HỌC PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN

Các tác giả

  • Bùi Đức Long Viện Y học Phòng không - Không quân
  • Nguyễn Hồng Phong Viện Y học Phòng không - Không quân

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.502

Từ khóa:

Hội chứng chuyển hóa, phi công quân sự

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ, đặc điểm của hội chứng chuyển hóa và các yếu tố liên quan ở phi công quân sự giám định sức khỏe tại Viện Y học Phòng không - Không quân, năm 2023.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 292 phi công, đang thực hiện nhiệm vụ bay thường xuyên trên các loại máy bay quân sự, giám định sức khỏe tại Viện Y học Phòng không - Không quân, từ tháng 01/2023 đến hết tháng 12/2023. Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn NCEP - ATP III (2005).

Kết quả: Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa trên các phi công là 3,8% (11 người); trong đó, 3,4% đối tượng mắc 3 tiêu chí, 0,4% đối tượng mắc 4 tiêu chí, không đối tượng nào mắc 5 tiêu chí. Hội chứng chuyển hóa phân bố đều ở các nhóm đối tượng phi công: phản lực trên siêu âm (4,6%), phản lực dưới siêu âm (2,7%) và trực thăng (7,7%). Hội chứng chuyển hóa ở nhóm tuổi nghề trên 30 năm chiếm tỉ lệ cao nhất (12,5%), tỉ lệ mắc thấp nhất ở nhóm tuổi nghề từ 21-30 năm (1,8%), ở nhóm tuổi nghề 11-20 năm là 3%, dưới 11 năm là 4,2%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Giá trị trung bình của BMI, huyết áp và triglyceride ở phi công có hội chứng chuyển hóa tăng cao hơn các phi công không có hội chứng chuyển hóa, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Kết luận: Có sự liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và tuổi nghề ở phi công quân sự. Có sự khác biệt về BMI, huyết áp và triglycerid giữa các phi công quân sự có và không có hội chứng chuyển hóa.

Tài liệu tham khảo

Tạ Văn Bình (2008), Hội chứng chuyển hóa, Chuyên đề nội tiết chuyển hóa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 355-385.

Nguyễn Hải Đăng (2018), "Nghiên cứu nồng độ Osteoprotegerin huyết tương ở phi công quân sự Việt Nam", Tạp chí Y học Việt nam (2023). 529, tr. 309-313.

Kuninori S Erdembileg A et al (2003), "The New BMI criteria for Asians by the Regional Office for the Western Pacific Region of WHO are suitable for screening of Overweight to prevent metabolic syndrome in Elder Japanese Workers", J Occup Health 2003. 45, p. 335-343.

Cleeman J.I Grundy S.M, Daniels S.R et al (2005), "Diagnosis and management of the metabolic syndrome: an American heart association/National heart, lung, and blood institute cientific statement", Circulation. 112(17), p. 2735-52.

Lưu Cảnh Toàn và cộng sự (2011), "Nghiên cứu HCCH ở phi công quân sự trên 35 tuổi", Tạp chí Y dược học Quân sự 3-2013, tr. 1-5.

Nguyễn Lân Việt (2015), Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học, tr. 122-146.

7. WHO (1996), "Hypertension control. Report of a WHO Expert Committee", World Health Organ Tech Rep Ser. 862, tr. 1-83.

Tải xuống

Đã Xuất bản

08.10.2024

Cách trích dẫn

Bùi, Đức L., & Nguyễn Hồng Phong. (2024). MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHI CÔNG QUÂN SỰ GIÁM ĐỊNH SỨC KHỎE TẠI VIỆN Y HỌC PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN. Tạp Chí Y học Quân sự, (372), 67–72. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.502
 Ngày nhận bài      12-08-2024
 Ngày xuất bản      08-10-2024