ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MỞ KHÍ QUẢN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NONG QUA DA DƯỚI HƯỚNG DẪN NỘI SOI PHẾ QUẢN, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 87

Các tác giả

  • Nguyễn Văn Nghĩa Bệnh viện Quân y 87
  • Nguyễn Văn Thắng Bệnh viện Quân y 87
  • Lê Thị Bích Ngọc Bệnh viện Quân y 87
  • Tô Thị Xuyến Bệnh viện Quân y 87
  • Dương Thị Thu Thảo Bệnh viện Quân y 87

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.291

Từ khóa:

Mở khí quản, qua da, nội soi phế quản.

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả và khảo sát tỉ lệ các tai biến, biến chứng kĩ thuật mở khí quản bằng phương pháp nong qua da dưới hướng dẫn nội soi phế quản.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả có can thiệp trên 25 bệnh nhân mở khí quản bằng phương pháp nong qua da dưới hướng dẫn nội soi phế quản, tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Quân y 87, từ tháng 9/2022 đến tháng 5/2023.

Kết quả: Tỉ lệ mở khí quản thành công bng phương pháp nong qua da dưới hướng dẫn nội soi phế quản là 100%. Thời gian mở khí quản trung bình là 8,9 ± 1,5 phút. Chiều dài đường rạch da trung bình 1,8 ± 0,1 cm. Thời gian thở máy sau mở khí quản trung bình 5,8 ± 2,9 ngày. Tỉ lệ cai máy thở thành công là 92,0%. Tỉ lệ các tai biến trong quá trình thực hiện thủ thuật là 16,0%, trong đó chảy máu chiếm 8,0%. 8,0% bệnh nhân gặp biến chứng sớm (2 ca chảy máu) và 8,0% bệnh nhân gặp biến chứng muộn (1 ca chảy máu và 1 ca nhiễm trùng). Không ghi nhận trừng hợp nào bị thủng thành sau khí quản, tràn khí dưới da và màng phổi.

Kết luận: Mở khí quản bằng phương pháp nong qua da dưới hướng dẫn nội soi phế quản cho tỉ lệ thành công cao, thời gian thực hiện kĩ thuật ngắn, ít gây ra các tai biến và biến chứng.

Tài liệu tham khảo

Ngô Thế Hải, Lâm Huyền Trân (2017), “Đánh giá kết quả phẫu thuật mở khí quản xuyên da nong tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 21, tr. 7-11.

Trương Thu Hiền, Đặng Thanh Hiền (2022), Đánh giá kết quả ứng dụng phương pháp mở khí quản xuyên da nong tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Hội nghị cập nhật hướng dẫn chăm sóc và điều trị tai mũi họng, năm 2022, tr. 1-32.

Nguyễn Quang Huy, Mai Xuân Hiên và cộng sự (2018), “Đánh giá ưu điểm, biến chứng của mở khí quản nong qua da dưới hướng dẫn nội soi khí quản ống mềm”, Tạp chí Y dược học Quân sự, 1, tr.113-119.

Võ Minh Lộc, Nguyễn Triều Việt (2022), “Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả mở khí quản trên bệnh nhân viêm phổi thở máy tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2019-2021”, Tạp chí Y học Việt Nam, 510, tr. 29-33.

Alexander C.C 2012, Mở khí quản qua da, Hồi sức cắp cứu, tiếp cận theo phác đồ, 2nd, tr. 961-966.

Anthony C, Melissa L.M, et al. (2015), “An overview of complications associated with open and percutaneous tracheostomy procedures”, Int J Crit Illn Inj Sci., pp. 179-188.

Anthony D, Sean M.B, et al. (2006), “Percutaneous dilatational tracheostomy versus surgical tracheostomy in critically ill patients: a systematic review and meta-analysis”, Critical Care, 10 (2), pp.1-13.

Ashraf O.R, Shaheen I (2017), “Percutaneous tracheostomy: a comprehensive review”, Journal of Thoracic Disease, 9, pp. 1128-1138.

Chitra M, Yatin M (2017), “Percutaneous tracheostomy”, Annals of Cardiac Anaesthesia, 20 (1), pp. 19-25.

Christian P, Nils T, et al. (2014), “Percutaneous and surgical tracheostomy in critically ill adult patients: a meta-analysis”, Critical Care, pp.1-21.

Decker S, Gottlieb J, et al. (2015), “Percutaneous dilatational tracheostomy (PDT) in trauma patients: a safe procedure”, European Journal of Trauma and Emergency Surgery, 42(5), pp. 605-610.

Luis A, Zachary N, et al. (2020), “Novel Percutaneous Tracheostomy for Critically Ill Patients With COVID-19”, Ann Thorac Surg, pp. 1006-1011.

Mehmet D, Abdullayev R, et al. (2014), “Comparison of early and late percutaneous tracheotomies in adult intensive care unit”, Brazilian Journal of Anesthesiology, 64 (6), pp. 438-442.

Petros S, Engelmann L (1997), “Percutaneous dilatational tracheostomy in a medical ICU”, Intensive Care Med, 23, pp. 630-634.

Shekhar K, Gadkaree, et al. (2016), “Use of Bronchoscopy in Percutaneous Dilational Tracheostomy”, JAMA, 142 (2), pp. 143-149.

Siamak Yaghoobi, Hamid K, et al. (2014), “Comparison of Complications in Percutaneous Dilatational Tracheostomy versus Surgical Tracheostomy”, Global Journal of Health Science, 6(4), pp. 221-225.

Tải xuống

Cách trích dẫn

Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Thắng, Lê Thị Bích Ngọc, Tô Thị Xuyến, & Dương Thị Thu Thảo. (2023). ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MỞ KHÍ QUẢN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NONG QUA DA DƯỚI HƯỚNG DẪN NỘI SOI PHẾ QUẢN, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 87. Tạp Chí Y học Quân sự, 365(365). https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.291
 Ngày xuất bản      11-09-2023

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả