KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI ỐNG MẬT CHỦ CÓ BIẾN CHỨNG BẰNG KĨ THUẬT NỘI SOI MẬT TỤY NGƯỢC DÒNG, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354

Các tác giả

  • Phan Bá Danh Bệnh viện Quân Y 354
  • Lê Hữu Nhượng Bệnh viện Quân y 354
  • Nguyễn Hữu Khâm Bệnh viện Quân y 354
  • Phạm Hồng Ánh Bệnh viện Quân y 354

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.409

Từ khóa:

Sỏi ống mật chủ, nội soi mật tụy ngược dòng

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị sỏi ống mật chủ có biến chứng bằng kĩ thuật nội soi mật tụy ngược dòng, tại Bệnh viện Quân y 354.

Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu, mô tả cắt ngang 80 bệnh nhân sỏi ống mật chủ có biến chứng, điều trị lấy sỏi bằng kĩ thuật nội soi mật tụy ngược dòng, tại Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 354, từ tháng 11/2018 đến tháng 8/2022.

Kết quả: Bệnh nhân trung bình 59,5 ± 17,02 tuổi, hay gặp bệnh nhân trên 60 tuổi (67,5%), tỉ lệ bệnh nhân nam giới và nữ giới tương đương nhau. Có 61,3% bệnh nhân sỏi ống mật chủ lần đầu, 38,7% bệnh nhân sỏi tái phát. Về triệu chứng, 98,8% bệnh nhân có đau bụng, 87,5% bệnh nhân có sốt, 42,5% bệnh nhân có rét run và 67,5% bệnh nhân có vàng da. Về biến chứng: 63,7% bệnh nhân có nhiễm trùng đường mật, 21,3% bệnh nhân có viêm tụy cấp, 15,0% bệnh nhân có nhiễm khuẩn huyết. Chụp cắt lớp vi tính ở 58 bệnh nhân, thấy 67,2% bệnh nhân có sỏi đơn độc, 53,4% bệnh nhân có sỏi ống mật chủ kích thước từ 10-20 mm. Về kĩ thuật lấy sỏi: 100% bệnh nhân nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi có cắt cơ Oddi; 86,2% bệnh nhân được lấy sỏi ống mật chủ bằng rọ. Về kết quả điều trị: 97,5% bệnh nhân lấy sỏi thành công, trong đó có 87,5% bệnh nhân lấy hết sỏi 1 thì.

Tài liệu tham khảo

Lê Quang Quốc Ánh (2010), “Vai trò của nội soi ngược dòng trong bệnh lí mật - tụy tại Việt Nam”, Tạp chí Y học thực hành (Hội nghị khoa học Hội Gan mật lần thứ VI), Đà Nẵng, 5-9.

Trần Như Nguyên Phương (2010), Nghiên cứu ứng dụng nội soi mật tụy ngược dòng điều trị sỏi ống mật chủ, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y dược Huế - Đại học Huế.

La Văn Phúc (2017), Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị sỏi đường mật chính bằng nội soi mật tụy ngược dòng tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, Đề tài cấp cơ sở, Trường Đại học Y dược Cần Thơ (Báo cáo khoa học tại Đại hội Ngoại khoa lần thứ X), 127-132.

La Văn Phương (2012), “Đánh giá kết quả nội soi mật-tụy ngược dòng (ERCP) sớm trong điều trị sỏi ống mật chủ có biến chứng tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, số 16 (Phụ bản của số 3 - Nghiên cứu Y học chuyên đề nội soi tiêu hóa), trang 49-53.

Hồ Đăng Quý Dũng và cộng sự (2011), Đánh giá tình hình nội soi chụp mật tụy ngược dòng tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2011.

Lê Minh Tân (2013), “Nghiên cứu kết quả điều trị sỏi ống mật chủ qua nội soi mật tụy ngược dòng kết hợp cắt hoặc nong cơ vòng Oddi”, Đề tài cấp cơ sở, Đại học Y dược Huế - Đại học Huế.

Nguyễn Kim Tuệ, Phạm Như Hiệp, Dương Mạnh Hùng (1999), “Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả của phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng - cắt cơ vòng Oddi lấy sỏi ống mật chủ”, Báo cáo khoa học tại Đại hội Ngoại khoa lần thứ X, trang 127-132.

Nguyễn Thị Quỳnh Mai và cộng sự (2017), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị sỏi ống mật chủ có biến chứng nội khoa bằng nội soi mật tụy ngược dòng cấp cứu, tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2016-2017”, Tạp chí Khoa học tiêu hóa Việt Nam, tập 9 (số 50), trang 1-8.

Tokyo Guideline (2018), Initial management of acute biliary infection and flowchart for acute cholangitis.

Nguyễn Công Long, Lục Lê Long (2018), “Đánh giá kết quả phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng ở bệnh nhân sỏi ống mật chủ tại bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 513-Tháng 4(1), 62-65.

Bergman J.J, Rauws E.A, Fockens P et al. (1997), “Randomized trial of endoscopic balloon dilation versus endoscopic sphincterotomy for removal of bile duct stones”, Lancet Lond Engl, 349(9059), 1124-1129.

Đặng Anh Toàn (2004), Đánh giá kết quả điều trị sỏi ống mật chủ qua nội soi mật tụy ngược dòng tại Bệnh viện Trung ương Huế”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Huế.

Itoi T, Wang H.P (2010), “Endoscopic management of bile duct stones”, Dig Endosc Off J Jpn Gastroenterol Endosc Soc, 22 Suppl 1, S69-75.

Tải xuống

Cách trích dẫn

Phan Bá Danh, Lê Hữu Nhượng, Nguyễn Hữu Khâm, & Phạm Hồng Ánh. (2024). KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI ỐNG MẬT CHỦ CÓ BIẾN CHỨNG BẰNG KĨ THUẬT NỘI SOI MẬT TỤY NGƯỢC DÒNG, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354. Tạp Chí Y học Quân sự, (369), 5. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.409
 Ngày nhận bài      03-03-2024
 Chấp nhận đăng  26-04-2024
 Ngày xuất bản      08-05-2024