NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ DỊCH VÀ THÀNH PHẦN CƠ THỂ Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN BẰNG THIẾT BỊ BODY COMPOSITE MONITOR

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thanh Bệnh viện Quân y 354
  • Lê Hữu Nhượng Bệnh viện Quân y 354
  • Hà Thị Kim Chung Bệnh viện Quân y 354

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.415

Từ khóa:

Xơ gan, thành phần cơ thể, BCM

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số chỉ số dịch và thành phần cơ thể ở bệnh nhân xơ gan bằng thiết bị Body Composition Monitor; tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số dịch và thành phần cơ thể với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân xơ gan.

Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 75 bệnh nhân xơ gan, điều trị tại Bệnh viện Quân y 354, từ tháng 5-9/2022.

Kết quả: Bệnh nhân nghiên cứu có 65,3% từ 50-69 tuổi, nam chiếm 87,7%, nữ 13,3%. Tỉ lệ có thời gian mắc bệnh trên 5 năm 45,7%, mắc bệnh từ 1-5 năm 36,0%, có uống rượu 46,7%, có viêm gan virus B 14,7%. Các chỉ số trung bình về cân nặng 54,57 kg, BMI 21,01 kg/m2. Tỉ lệ xơ gan Child - Pugh A 41,3%; Child Pugh B 34,7%; Child Pugh C 24%. Tỉ lệ bệnh nhân không có dịch ổ bụng 44,0%, có dịch ổ bụng mức độ vừa là 26,7%, có dịch ổ bụng mức độ nhiều là 18,7%. Có 50,7% bệnh nhân thiếu máu theo Hemoglobin, 65,3% bệnh nhân có giảm tiểu cầu; 38,7% giảm Prothrombin; 16% có tăng INR; 61,3% giảm Albumin máu; SGOT trung bình là 150,72 ± 144,11 U/l, SGPT trung bình 100,15 ± 124,50 U/l. Đo thành phần cơ thể bằng thiết bị Body Composition Monitor cho kết quả quá tải dịch trung bình 1,71 ± 1,99; tổng khối lượng nước cơ thể 33,0 ± 5,68 lít; nước ngoại bào 15,74 ± 29,8 lít; nước nội bào 17,9 ± 3,67 lít; khối lượng mô cơ 38,46 ± 10,16 kg; khối lượng mô mỡ 17,31 ± 9,67 kg; khối lượng tế bào cơ thể 21,84 ± 6,41 kg; thừa dịch chiếm 68,0%, thiếu dịch 10,7% và đủ dịch 21,3%. Chỉ số cơ, mỡ giảm ở 30,7% 48,0%. Chỉ số quá tải dịch tương quan với BMI, Protein, Albumin, dịch ổ bụng; không tương quan với số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin. Chỉ số cơ tương quan với nồng độ Albumin, hồng cầu, huyết sắc tố, dịch ổ bụng; không tương quan với nồng độ Protein. Chỉ số mỡ tương quan với nồng độ cholesterol và triglycerid; không tương quan với BMI.

Tài liệu tham khảo

Võ Thị Mỹ Dung (2009), Xơ gan, Bệnh học nội khoa, Bộ môn Nội - Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học, Hồ Chí Minh.

Riggio O, Angeloni S, Ciuffa L et al. (2003), “Malnutrition is not related to alterations in energy balance in patients with stable liver cirrhosis”, Clin Nutr Edinb Scotl, 22(6), 553-559.

Võ Duy Thông, Hồ Thị Vân Anh (2021), “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở BN xơ gan có biến chứng bệnh não gan”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 498, tháng 1, số 2, 93-97.

Phạm Huỳnh Bảo Trân (2018), Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở BN xơ gan điều trị ngoại trú bằng phương pháp trở kháng sinh điện học, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Tapper E.B, Zhang P, Garg R et al. (2020), “Body composition predicts mortality and decompensation in compensated cirrhosis patients: A prospective cohort study”, JHEP Rep Innov Hepatol, 2(1), 100061.

Fresenius Medical Care (2015), Body Composition Monitor - công cụ đánh giá tình trạng dịch & dinh dưỡng, Nhà xuất bản Thế giới.

Sajja K.C, Mohan D.P, Rockey D.C (2014), “Age and ethnicity in cirrhosis”, J Investig Med Off Publ Am Fed Clin Res, 62(7), 920-926.

World Health Organization (2011), Global status report on alcohol and health.

Jang D.K, Ahn D.W, Lee K.L et al. (2021), “Impacts of body composition parameters and liver cirrhosis on the severity of alcoholic acute pancreatitis”, PloS One, 16(11), e0260309.

Plauth M, Bernal W et al. (2019), “ESPEN guideline on clinical nutrition in liver disease”, Clin Nutr Edinburgh Scotl, 38(2), 485-521.

Pirlich M, Schütz T et al. (2000), “Bioelectrical impedance analysis is a useful bedside technique to assess malnutrition in cirrhotic patients with and without ascites”, Hepatol Baltim Md, 32(6), 1208-1215.

Tải xuống

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Thanh, Lê Hữu Nhượng, & Hà Thị Kim Chung. (2024). NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ DỊCH VÀ THÀNH PHẦN CƠ THỂ Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN BẰNG THIẾT BỊ BODY COMPOSITE MONITOR. Tạp Chí Y học Quân sự, (369), 6. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.415
 Ngày nhận bài      10-03-2024
 Chấp nhận đăng  23-04-2024
 Ngày xuất bản      08-05-2024