ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG MÔ BỆNH HỌC GAN Ở 211 CÔNG NHÂN TIẾP XÚC NGHỀ NGHIỆP VỚI TNT

Các tác giả

  • Hà Văn Quang Bệnh viện Quân y 103
  • Nguyễn Văn Hoá Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Thị Phương Liên Bệnh viện Quân y 103

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.503

Từ khóa:

Xơ hóa gan, bệnh nghề nghiệp, TNT

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mức độ tổn thương mô bệnh học gan và mối liên quan của nó với một số chỉ tiêu lâm sàng, cận lâm sàng ở các công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với TNT.

Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 211 bệnh nhân viêm gan mạn tính do tiếp xúc nghề nghiệp với TNT, điều trị tại Bộ môn - Trung tâm Nội Dã chiến, Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 3/2018 đến tháng 3/2021. Phân loại giai đoạn xơ hóa gan theo Metavir.

Kết quả: Tỉ lệ BN phân bố theo giai đoạn xơ hóa gan: F0 chiếm 36,0%; F1 chiếm 41,2%; F2 chiếm 20,9%; F3 chiếm 1,4% và F4 chiếm 0,5%. Tỉ lệ bệnh nhân phân bố theo mức độ xơ hóa gan: có xơ hóa gan (F ≥ 1) chiếm 64%; xơ hóa gan đáng kể (F ≥ 2) chiếm 22,7%; xơ hóa gan nặng (F ≥ 3) chiếm 1,9%; xơ gan thực thụ chiếm 0,5%. Có mối liên quan giữa tuổi nghề với mức độ xơ hóa gan. Nam giới có nguy cơ xơ hóa gan cao hơn nữ giới khoảng 1,96 lần. Có TNT trong máu làm tăng nguy cơ xơ hóa gan lên 2,648 lần và tăng nguy cơ xơ hóa gan đáng kể lên 3,118 lần.

Tài liệu tham khảo

Đặng Thị Lan Anh (2016), Đánh giá hiệu quả điều trị hạ enzyme gan của viên bổ gan tiêu độc Nhất Nhất ở công nhân quốc phòng tiếp xúc với TNT có tăng enzyme gan, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Học viện Quân y, Hà Nội.

Bộ Y tế (2002), Quyết định số 3733-2002/QĐ-BYT về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động, Hà Nội.

Bộ Y tế (2016), Thông tư số 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

Bộ Y tế (2019), Quy chuẩn 03:2019/BYT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc, Hà Nội.

Nguyễn Liễu (1995), Nghiên cứu tác hại của thuốc nổ TNT với những người tiếp xúc trực tiếp với chúng trong thời gian dài, Luận án phó tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.

Trần Thị Hoàng Long (2016), Đánh giá hiệu quả điều trị của silymarin ở công nhân quốc phòng tiếp xúc nghề nghiệp với TNT có tăng enzyme gan, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.

Nguyễn Phúc Thái (1998), Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng tổn thương gan do tiếp xúc nghề nghiệp với TNT và thăm dò tác dụng bảo vệ của cà gai leo trên thực nghiệm, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.

Nguyễn Văn Thuyên, Hoàng Việt Phương, Nguyễn Khánh Toàn (2014), “Thực trạng ô nhiễm TNT trong môi trường lao động và tình hình sức khỏe của người lao động ở một số đơn vị sản xuất, kiểm nghiệm, sửa chữa, bảo quản đạn dược quốc phòng khu vực phía Nam và đề xuất giải pháp khắc phục”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18(6): 571-576.

Adomako-Bonsu A.G, Jacobsen J, Maser E (2024), “Metabolic activation of 2, 4, 6-trinitrotoluene; a case for ROS-induced cell damage”, Redox Biology, 72: 103082.

Bolt H.M, Degen G.H, Dorn S.B, et al. (2006), “Genotoxicity and potential carcinogenicity of TNT: structural and toxicological considerations”, Reviews on environmental health, 21(4): 217-228.

Mallon T.M, Ortiz J.M, Candler W.H, et al. (2014), “Investigation of an outbreak of anemia cases at an army trinitrotoluene munitions production plant from 2004 to 2005 and subsequent surveillance 2005-2013”, Military medicine, 179(11): 1374-1383.

Song L, Wang Y, Wang J, et al. (2015), “TNT induces endoplasmic reticulum stress and apoptosis in HePG2 cells”, Medical Science Monitor: International Medical Journal of Experimental and Clinical Research, 21: 3434.

Tải xuống

Đã Xuất bản

08.10.2024

Cách trích dẫn

Hà Văn Quang, Nguyễn Văn Hoá, & Đinh Thị Phương Liên. (2024). ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG MÔ BỆNH HỌC GAN Ở 211 CÔNG NHÂN TIẾP XÚC NGHỀ NGHIỆP VỚI TNT. Tạp Chí Y học Quân sự, (372), 88–92. https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.503
 Ngày nhận bài      12-08-2024
 Chấp nhận đăng  16-09-2024
 Ngày xuất bản      08-10-2024