ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ TĨNH MẠCH BẰNG TCI PROPOFOL CHO NỘI SOI MẬT - TỤY NGƯỢC DÒNG (ERCP)

Các tác giả

  • Vương Quốc Đức Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Lưu Quang Thùy vuongquocduc.hmu@gmail.com

DOI:

https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.560

Từ khóa:

Kiểm soát nồng độ đích, propofol, ERCP

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của gây mê tĩnh mạch bằng TCI propofol cho nội soi mật tụy ngược dòng.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 60 bệnh nhân mắc bệnh lí đường mật - tụy (trong đó, 30 bệnh nhân gây mê tĩnh mạch bằng TCI propofol; 30 BN gây mê tĩnh mạch đơn thuần), điều trị tại Khoa Nội soi, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, từ tháng 6-9/2024.

Kết quả: Lượng propofol trung bình gây mất tri giác, tổng lượng propofol, thời gian trung bình gây mất tri giác và hồi tỉnh nhóm TCI thấp hơn so với nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. Thời gian gây mê trung bình (31,07 ± 7,36 phút) nhóm TCI ngắn hơn nhóm chứng (35,10 ± 8,46 phút), nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05). Nồng độ đích tại não của nhóm TCI tăng dần sau khởi mê, cao nhất ở T3 và thấp nhất ở T8. Ce khi hồi tỉnh thấp hơn Ce lúc mất tri giác. Huyết áp trung bình của 2 nhóm bắt đầu giảm từ thời điểm T2 và phục hồi lại từ thời điểm T4. Huyết áp trung bình nhóm chứng giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm TCI tại thời điểm T2 và T3 (p < 0,05). Độ mê lâm sàng tại các thời điểm nghiên cứu nhóm TCI ổn định hơn nhóm chứng. Không ghi nhận trường hợp nào có điểm PRST ≥ 3 ở cả 2 nhóm. Số trường hợp PRST 0 điểm tại các thời điểm của nhóm TCI cao hơn so với nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điểm BIS ở nhóm TCI cao nhất ở thời điểm T0 và T1 (đều đạt 97,8 ± 0,4 điểm), thấp nhất ở T3 và T4 (lần lượt đạt 51,6 ± 7,1 điểm và 50,9 ± 5,9 điểm). Số bệnh nhân tụt huyết áp trung bình nhóm TCI thấp hơn nhóm chứng (p < 0,05). Không có bệnh nhân gặp tác dụng phụ ở nhóm TCI.

Kết luận: Gây mê tĩnh mạch hoàn toàn bằng propofol kiểm soát nồng độ đích cho phép duy trì độ mê và huyết động ổn định, an toàn, ít tác dụng phụ.

Tài liệu tham khảo

1. Tazuma S (2006), “Epidemiology, pathogenesis and classification of biliary stones (common bile duct and intrahepatic)”, Best Practice & Research Clinical Gastroenterology, 2006; 20 (6): 1075-1083. doi:10.1016/j.bpg.2006.05.009.

2. Lê Quang Quốc Ánh (2012), “Vai trò của ERCP trong bệnh lí đường mật”, Tạp chí Y học thực hành, 2012; 821 (5): 130-134.

3. La Văn Phương (2013), “Đánh giá kết quả nội soi mật - tụy ngược dòng (ERCP) sớm trong điều trị sỏi ống mật chủ có biến chứng tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2013; 16 (3): 832-833,50-56.

4. Dumonceau Jean-Marc, Christine Kapral, Lars Aabakken et al (2020), “ERCP-related adverse events: European Society of GastrointestinalEndoscopy (ESGE) Guideline”, Endoscopy, 2020; 52:127-149.

5. Leslie K.C.O, Hargrove J, Target-controlled infusion versus manually-controlled infusion of propofol for general anaesthesia or sedation in adults. 2008: Cochrane Database of Systematic Reviews.

6. Xavier V, Marc L (2001), “Induction and maintenance of intravenous anaesthesia using target-controlled infusion systems”, Best Practice & Research Clinical Anaesthesiology, 2001, 15(1): 19-33.

7. Target Controlled Infusion (TCI) in anaesthetic practice, Published online 1999. www.astrazeneca.no/pdf/dipmon99.pdf.

8. Ogawa T, Tomoda T, Kato H, Akimoto Y, Tanaka S, et al. (2020), “Propofol sedation with a target-controlled infusion pump in elderly patients undergoing ERCP”, Gastrointest Endosc, 2020, 92 (2): 301-307, doi:10.1016/j.gie.2020.03.002.

9. Ong W.C, Santosh D, Lakhtakia S, Reddy D.N (2007), “A randomized controlled trial on use of propofol alone versus propofol with midazolam, ketamine, and pentazocine sedato-analgesic cocktail for sedation during ERCP”, Endoscopy, 2007, 39 (9): 807-812, doi:10.1055/s-2007-966725.

10. Nguyễn Công Chính (2012), So sánh phương pháp gây mê propofol bằng TCI với bơm tiêm điện truyền liên tục trong nội soi đường tiêu hóa, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

11. Trần Thanh Tùng (2012), Đánh giá hiệu quả của gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích bằng propofol trong thủ thuật nội soi mật - tụy ngược dòng, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.

12. García Guzzo M.E, Fernandez M.S, Sanchez Novas D, et al (2020), “Deep sedation using propofol target-controlled infusion for gastrointestinal endoscopic procedures: a retrospective cohort study”, BMC Anesthesiol, 2020, 20 (1):195. doi:10.1186/s12871-020-01103-w.

13. Ndosi C, Mung’ayi V, Gisore E, Mir S (2019), “Effect of target controlled propofol infusion versus intermittent boluses during oesophagogastroduodenoscopy: a randomized controlled trial”, Afr Health Sci, 2019, 19 (4): 3136-3145. doi:10.4314/ahs.v19i4.36.

14. Nguyễn Quốc Khánh (2013), “So sánh tác dụng của hai phương pháp gây mê tĩnh mạch hoàn toàn bằng propofol có và không kiểm soát nồng độ đích”, Published online 2013.

15. Sahu A, Tripathy DK, Gupta B, Talawar P, Gupta R (2023), “Recovery time in target controlled infusion versus manual infusion of propofol in total intravenous anaesthesia for endoscopic retrograde cholangiopancreato-graphy procedure using laryngeal mask airway-gastro: A randomised comparative study”, Indian J Anaesth, 2023, 67 (Suppl 2): S120-S125. doi:10.4103/ija.ija_484_22.

16. Bộ Y tế (2022), “Quyết định của Bộ Y tế hướng dẫn quy trình kĩ thuật theo dõi độ mê độ an thần trong gây mê hồi sức và hồi sức tích cực bằng điện não số hóa”, Published online 2022.

17. Hà Thị Kim Tuyến, Nguyễn Ngọc Anh, Hà Ngọc Chi (2015), “Đánh giá hiệu quả của BIS trong gây mê kiểm soát nồng độ đích bằng propofol trên phẫu thuật u tuyến yên qua mũi”, Published online 2015.

18. An Hải Toàn, Nguyễn Văn Kiên, Đoàn Ngọc Thiệu, Trần Đức Hưng (2023), “Nghiên cứu gây mê bằng propofol kiểm soát nồng độ đích dưới hướng dẫn của chỉ số lưỡng phổ (BIS) trong mổ tim mở”, Published online 2023.

19. Inal F.Y, Daskaya H, Yilmaz Y, Kocoglu H (2020), “Evaluation of bispectral index monitoring efficacy in endoscopic patients who underwent retrograde cholangiopancreatography and received sedoanalgesia”, Videosurgery and other Miniinvasive Techniques, 2020, 15 (2): 358. doi:10.5114/wiitm.2020.93461.

20. Hoàng Văn Bách, Nguyễn Quốc Kính, Công Quyết Thắng (2011), “Khởi mê tĩnh mạch bằng kĩ thuật TCI - Propofol kết hợp theo dõi độ mê bằng Entropy”, Published online 2011.

21. Surbhi S, Dhingra U, Sindwani G, et al (2024), “Determining the target concentration of propofol for sedation in patients undergoing endoscopic retrograde cholangiopa ncreato-graphy: A Target-Controlled Infusion Approach”, Cureus, 2024, 16. doi:10.7759/cureus.62936.

22. Nguyễn Văn Chinh, Nguyễn Văn Chừng (2013), “Đánh giá độ mê trong gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2013, Phụ bản của Số 1.

Đã Xuất bản

17.02.2025

Cách trích dẫn

Vương Quốc Đức, & Lưu Quang Thùy. (2025). ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ TĨNH MẠCH BẰNG TCI PROPOFOL CHO NỘI SOI MẬT - TỤY NGƯỢC DÒNG (ERCP). Tạp Chí Y học Quân sự, (364). https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.560

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
 Ngày nhận bài      07-11-2024
 Chấp nhận đăng  11-02-2025